Những sự vụ đau lòng vì áp lực học tập: ‘Cuộc đua’ thành tích đang hủy hoại sức khỏe tinh thần!

Việc học không còn đơn giản là tiếp thu kiến thức, mà còn là “cuộc đua” đầy áp lực với điểm số và thành tích.

Những ngày vừa qua, thông tin về những vụ việc học sinh tự tử vì áp lực học hành gây xôn xao dư luận. Điều này như hồi chuông cảnh tỉnh về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.

Không phủ nhận trong giai đoạn này, việc học vẫn nên là sự lựa chọn ưu tiên. Nhưng không phải việc học là giá trị duy nhất để các bạn theo đuổi hay xem đây như cuộc cạnh tranh gay gắt về thành tích.

nhung su vu dau long vi ap luc hoc tap cuoc dua thanh tich dang huy hoai suc khoe tinh than - anh 0
Việc học hoàn toàn không phải chỉ để chạy đua theo thành tích, mà còn là tìm kiếm giá trị cho mỗi học sinh

Liệu có tồn tại việc trường học là những "nhà tù tri thức"?

Một báo cáo gần đây của Tạp chí Giáo dục đã xem xét một loạt các nghiên cứu áp lực buộc trẻ phải xuất sắc ở trường, và hậu quả là tác động đến sức khỏe tâm thần. Trong quá trình nghiên cứu, việc được nhận vào một trường đại học hàng đầu và có được một công việc tốt (lương cao, địa vị cao) là hai yếu tố gây lo lắng lớn nhất cho các bạn.

Tiến sĩ Aimee Daramus, một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết: "Họ đang buộc giá trị của họ vào điều này: Nếu họ không đạt được điều gì đó là do họ không đủ năng lực. Đồng thời, nếu họ không thể xuất sắc, tất cả đều là lỗi của họ".

nhung su vu dau long vi ap luc hoc tap cuoc dua thanh tich dang huy hoai suc khoe tinh than - anh 0
Những áp lực về định kiến đang khiến việc học trở thành sự ám ảnh và sợ hãi đối với học sinh (Nguồn ảnh: themarshall)

Trong tư tưởng của nhiều học sinh, cũng như phụ huynh, việc đạt được thành tích như một minh chứng cho sự thành công hay có-giá-trị. Tư tưởng này vốn dĩ ăn sâu vào suy nghĩ nhiều gia đình, cùng với đó là tâm lý so sánh và coi trọng những thứ thuộc về thứ hạng.

Dần dần, các bạn không còn được nhận thấy những điều mà bản thân mong muốn tại trường học, tất cả nhường chỗ cho những gánh nặng về điểm số, sự nhồi nhét kiến thức mọi lúc. Chính những điều này đã làm hình thành nên nỗi sợ với việc học và gây ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Hậu quả nghiêm trọng có thể kéo dài đến lúc trưởng thành

Một học sinh có thể lớn lên, vào trường đại học hàng đầu, bắt đầu một công việc lớn, và đạt được những dấu ấn mà bản thân đã từng rất sợ hãi vì đã bỏ lỡ. Tuy nhiên, những nỗi sợ hãi đó có thể không biến mất, và thành công có thể rất mong manh.

"Chúng tôi biết rằng đối với rất nhiều trẻ em, thông điệp mà họ nghe được từ những người lớn xung quanh và từ xã hội nói chung, là giá trị của họ không phải bẩm sinh, và không được gắn trong những phẩm chất tích cực của họ, mà là có điều kiện và phụ thuộc vào thành tích", Netherton, bác sĩ tâm lý của Mindpath Health cho biết.

nhung su vu dau long vi ap luc hoc tap cuoc dua thanh tich dang huy hoai suc khoe tinh than - anh 0
Ý nghĩ về việc luôn xem thành tích là sự ưu tiên khiến con người không thấy được giá trị của bản thân (Nguồn ảnh: Internet)

Ý thức về giá trị của họ gắn chặt với những thành công bên ngoài có thể được "đo lường" và thường xuyên xem xét. Những học sinh này sẽ trở thành những người tin rằng để được chấp nhận, họ phải hoàn hảo, nếu không đạt được kỳ vọng cao trong một lĩnh vực, họ sẽ coi mình là kẻ thất bại.

Họ đang buộc giá trị con người của họ vào việc, nếu họ không đạt được, hoàn toàn là do họ không đủ năng lực. Điều này cũng được xem là một "biến chứng" của căn bệnh thành tích, khi giá trị tạo ra không phục vụ cho cuộc sống và công việc bản thân, mà đơn thuần là để tham gia "cuộc đua".

Hỗ trợ và thay đổi là điều cần thiết

Những áp lực này đối với trẻ em có thể gây ra những hậu quả bất lợi, mọi thứ cần thay đổi để cho các học sinh có được một không gian để tìm thấy đam mê của mình và làm những gì bản thân mong muốn.

Một phần của điều đó bắt nguồn từ việc thay đổi những gì xã hội đánh giá là thành công. Hiện tại, người ta thường đặt trọng lượng nhiều hơn vào kết quả cuối cùng (điểm cao, đỗ vào đại học, thăng chức) thay vì một quá trình dài mà ai đó phải mất để đến với những thành tựu của họ.

nhung su vu dau long vi ap luc hoc tap cuoc dua thanh tich dang huy hoai suc khoe tinh than - anh 0
Học tập là một vấn đề cần thiết, nhưng không phải học một cách nhồi nhét và không khoa học (Nguồn ảnh: NEA)

Thay vì đánh giá cao điểm số, thử hoan nghênh vì đã dành thời gian học tập, làm việc và yêu cầu trợ giúp khi cần thiết. Điều quan trọng là đặt ra ranh giới trong các vấn đề học tập, mặc dù là một việc có thể khó khăn mà trẻ em phải làm và thực hiện nghiêm túc. Nhưng cần thiết phải dành thời gian để làm những điều khiến chúng hạnh phúc và mãn nguyện bên ngoài trường học, tuyệt đối không bỏ qua sự hài lòng của cá nhân.

Áp lực học hành: Vì cuộc đời là chuỗi ngày dài, hãy cho phép bản thân được sống chậm lại!

Vụ nam sinh Hà Nội tự tử: Đừng nhìn nhận mọi thứ chỉ qua đoạn clip vài phút!

‘Chỉ có học thôi mà cũng stress’: Gen Z đã trải qua những gì với áp lực học tập?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ