Alo Gen Z: Sẽ thế nào nếu phụ huynh kỳ vọng sai cách?

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng kỳ vọng con mình đạt thành tích tốt trong học tập lẫn cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi họ không biết đặt kỳ vọng sao cho đúng cách.

Phụ huynh nào cũng muốn con em mình sau này sẽ trở thành một người giỏi giang, có tài năng, có một nguồn thu nhập ổn định và là một công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh hy vọng con mình sau này sẽ thành danh, gia đình sẽ được nở mày nở mặt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kỳ vọng cũng có tác dụng tích cực.

Kỳ vọng như một con dao hai lưỡi. Nếu phụ huynh đặt kỳ vọng sai cách thì sẽ phản tác dụng, tạo ra áp lực làm hại tinh thần cũng như thể chất của con em.

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Kỳ vọng không phải lúc nào cũng mang tính tích cực (Nguồn: Internet)

Kỳ vọng được xem là lẽ đương nhiên

Từ xưa đến nay, bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn con mình làm "nở mày nở mặt" với xã hội. Vì vậy, đặt kỳ vọng cho con mình gần như được xem là lẽ đương nhiên. Việc đặt kỳ vọng lên vai con mình cũng sẽ là động lực giúp con nỗ lực hơn, cố gắng hơn. Tất nhiên là điều này sẽ có tác dụng nếu được làm đúng cách.

Kim Cương (học sinh trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ: "Đi qua gần hết 12 năm học phổ thông, bản thân tôi - một học sinh không quá giỏi nhưng cũng có những nổi bật riêng để những người xung quanh đặt niềm tin, kỳ vọng vào mình trước mỗi kì thi, đặc biệt nhất vẫn chính là bố mẹ. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ khơi dậy niềm yêu thích với những trò chơi tư duy sáng tạo, với những trải nghiệm thực tế mà tôi thấy rằng giúp ích cho tôi rất nhiều ở chặng đường sau này".

Cũng như Kim Cương, Đức Dũng (học sinh trường THPT Tam Hiệp, Đồng Nai) cho biết: "Cũng như bao người bạn khác, bản thân mình cũng nhận được sự kỳ vọng của bố mẹ trong vấn đề học tập. Đặc biệt, mẹ mình còn là một giáo viên nên việc đó càng không tránh khỏi. Mình từng được bố mẹ kỳ vọng đỗ trường chuyên hoặc là 1 trường điểm nào đó của khu vực. Thật sự nó cũng là áp lực, nhưng cũng là động lực để mình có thể phấn đấu.

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Là con nhà giáo viên nên kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên Đức Dũng là khá lớn (Nguồn: NVCC)

Và em đã rớt nguyện vọng 1 khi thi cấp 3. Quãng thời gian ấy thật sự rất tồi tệ, khi mà bố mẹ rất kỳ vọng vào mình mà mình không thể thực hiện được. Nhưng rồi nhờ sự an ủi của bố mẹ và mọi người xung quanh, mình đã suy nghĩ tích cực hơn. Và mình cảm thấy là 'mình vẫn may mắn vì dù rớt nguyện vọng 1, mình vẫn đậu các nguyện vọng còn lại và vẫn có thể theo học tại 1 ngôi trường công có chất lượng khá tốt".

Không phải lúc nào áp lực cũng tạo ra kim cương

Mặc dù nhiều người vẫn hay nói rằng: "Có áp lực thì mới có kim cương".

Tuy nhiên, không phải lúc nào kỳ vọng cũng sẽ tạo ra được những viên kim cương đẹp. Kỳ vọng nhiều quá sẽ biến động lực thành áp lực, đè nặng lên đôi vai của những đứa con. Mà hậu quả lớn nhất là những vụ việc đau lòng xảy ra gần đây, khi những bạn trẻ tuổi mới chỉ đôi mươi lại chọn cách kết thúc cuộc sống như một cách giải thoát.

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Kỳ vọng quả mức không phải lúc nào cũng tạo ra thành quả tốt (Nguồn: Internet)

Chia sẻ về vấn đề này, Quốc Đạt (học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) nói rằng: "Theo mình, nếu kỳ vọng quá mức càng áp lực, gây khó chịu và làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn. Khi mà cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái thì vô tình động lực học tập lại biến thành áp lực và đè lên người của những đứa con. Điều này rất dễ gây ra tình trạng không giải tỏa được tâm lý, xuất hiện cảm xúc tiêu cực và dễ dẫn đến những quyết định bồng bột".

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Với Quốc Đạt, kỳ vọng một cách thái quá sẽ gây hại rất lớn (Nguồn: NVCC)

Chia sẻ với , Viết Huy (sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN) cũng cho biết: "Kỳ vọng còn tùy vào cách bày tỏ kỳ vọng với người mà bạn đặt niềm tin. Nếu bạn đặt niềm tin và hy vọng vào người khác, nhưng không mang lại sự động viên cho họ, lâu dần, họ phản kháng lại và dần rời xa bạn. Tại vì họ nghĩ rằng họ chỉ nhận được áp lực mà chẳng nhận được lời động viên hay phần thưởng xứng đáng."

Cha mẹ thử làm bạn với con

Nếu phụ huynh muốn làm bạn với con, phải cho con cảm giác cha mẹ cũng là người bạn có thể chia sẻ, động viên.

Trước hết, cha mẹ thử đặt mình vào vị trí của con để hiểu con cái đang suy nghĩ như thế nào, đang cần điều gì và muốn gì. Hiểu được những điều này sẽ giúp những bậc phụ huynh có thể dễ dàng bắt chuyện với con; tạo cho con cảm giác có thể chia với cha mẹ.

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Cha mẹ hãy làm bạn với con (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên xem lại những kỳ vọng của mình đối với con. Xem lại khả năng của con em mình để đặt những kỳ vọng cho tương xứng. Con cái không phải là người thực hiện những điều dang dở. Làm như vậy không những sẽ khiến con bị tổn thương mà còn gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên gia đình. 

alo gen z se the nao neu phu huynh ky vong sai cach - anh 0
Làm bạn với con sẽ đem lại một sức mạnh kỳ diệu gắn kết cả gia đình (Nguồn: Internet)

Tạo những hoạt động với con cái nhiều hơn hay chỉ đơn giản là dành cho con mình một cái ôm, cái hôn. Những điều này sẽ giúp con cái xua tan đi được áp lực, mệt nhọc trong học tập cũng như tăng thêm tình cảm với cha mẹ của mình cũng như các thành viên trong gia đình sẽ có cơ hội đến gần nhau hơn. 

Kỳ vọng không phải là sai nhưng mỗi bậc phụ huynh cần nên cân nhắc cách kỳ vọng như thế nào để nó sẽ là động lực thúc đẩy các con của mình cố gắng hơn chứ không phải là gánh nặng đè lên đôi vai của con cái.

Có phải áp lực nào cũng hoá thành kim cương?

‘Chỉ có học thôi mà cũng stress’: Gen Z đã trải qua những gì với áp lực học tập?

Áp lực học hành: Vì cuộc đời là chuỗi ngày dài, hãy cho phép bản thân được sống chậm lại!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ