Hồi chuông cảnh tỉnh luôn vang, nhưng sao cứ đến thi cử là lại có thêm những vụ tự tử?

Nam sinh tự tử cùng bức thư tuyệt mệnh đã để lại trong lòng nhiều người sự xót xa, song cũng là bài học đắt giá trước các vấn đề liên quan.

Thông tin về một học sinh lớp 10 nhảy từ tầng 28 ở một căn hộ tại Hà Nội vào ngày 1/4 vừa qua để lại nhiều xót xa. Nguyên nhân ban đầu được nhận định đến từ những áp lực học hành mà cậu học sinh phải gồng mình nhận lấy trong thời gian dài. Khi sự việc vẫn chưa lắng xuống thì thông nữ sinh lớp 8 ở Bắc Ninh treo cổ tự tử lại lần nữa khiến dư luận bàng hoàng.

Không thể trách móc ai trong sự việc thương tâm trên, nhưng điều chúng ta cần làm chính là nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn, đừng cho cậu học sinh là nông nổi hay bất hiếu, cũng đừng cho rằng người ba áp đặt và không thấu hiểu. Trong mọi việc chẳng có ai đúng hay sai, quan trọng hãy để người còn sống có thể được sống.

hoi chuong canh tinh luon vang nhung sao cu den thi cu la lai co them nhung vu tu tu - anh 0
Hãy dừng việc xem xét ai đúng ai sai, mà nhìn nhận vấn đề như một bài học đắt giá đối với chúng ta (Nguồn ảnh: vocerolatinonews)

Đừng biến con số trở thành thước đo cho những chuẩn mực

Điểm số - Cơn ác mộng kinh hoàng với nhiều cô cậu học sinh, nơi mà các bạn phải giấu đi những sở thích, mong muốn và cá tính của mình để gánh trên vai hai từ "áp lực". Ai cũng nói rằng học sinh là tuổi để ăn để học, đúng là như vậy khi học chính là tiền đề của tương lai, tuy nhiên nó không phải thứ để quyết định tất cả.

Thứ mà nhiều người đang quên mất chính là giá trị bên trong mỗi đứa trẻ, chúng vốn có thể phát huy nhiều hơn thế, thay vì cứ chăm chăm nhìn vào điểm số. Có tự hào, có thể vui sướng và mang đến thành tích, thậm chí mang đến cho chúng sự thành công, song nó cũng phải bắt nguồn từ mong muốn của con trẻ.

hoi chuong canh tinh luon vang nhung sao cu den thi cu la lai co them nhung vu tu tu - anh 0
Điểm số hay thành tích chỉ mang tính chất nhất thời, quan trọng là giá trị mà con người tạo ra (Nguồn ảnh: theswaddle)

Quản lý và giáo dục con cái là chuyện riêng của mỗi nhà, chúng ta không thể nào áp đặt suy nghĩ của bản thân mình lên họ, càng không thể chỉ nhìn một đoạn clip vài phút để phán quyết mọi thứ. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan hơn về mọi thứ, đánh giá sự việc dưới nhiều chiều cạnh khác nhau, thay vì một góc nhìn phiến diện.

Mỗi đứa trẻ cần một không gian để nghỉ ngơi, để tự khám phá con người và những mong muốn của bản thân, đôi khi chẳng cần phải quá giỏi mà chỉ cần chúng thành người đã là đủ. Con cái suy cho cùng cũng cần có cuộc sống của riêng chúng, chưa thể tự quyết định mọi thứ nên rất cần có sự tôn trọng và lắng nghe từ phụ huynh.

Khoảng cách thế hệ đôi khi là rào cản lớn của tình yêu thương

Chúng ta vẫn phải thừa nhận một điều là có những khoảng thời gian đã từng khó chịu với bố mẹ, kể cả là gây gổ với họ. Bản chất vấn đề không nằm ở việc một đứa trẻ chưa ngoan, mà là có những quan điểm và ý kiến mà sự tách biệt thế hệ quá lớn khiến chúng rất khó để dung hòa được với nhau.

Không có một người bố mẹ nào là không yêu thương con mình, họ vẫn luôn ở đó cùng quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ và hy vọng chúng lớn lên từng ngày. Nhưng có một thực tế là đôi khi họ cũng chẳng thể nào hiểu thấu được những vấn đề trong cuộc sống của con mình.

hoi chuong canh tinh luon vang nhung sao cu den thi cu la lai co them nhung vu tu tu - anh 0
Không có một bố mẹ nào là không thương con của mình, có chăng chỉ là họ đang đi sai cách (Nguồn ảnh: HSOS)

Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình, luôn nhạy cảm trước mọi vấn đề xung quanh khiến bản thân đôi lúc chưa thể nhìn thấy được tình cảm mà bố mẹ dành cho mình. Và rồi những thế hệ chẳng có những khoảng giao nhau, không có được sự đồng bộ khiến những xung đột và mâu thuẫn trong tư tưởng cứ thế mà xuất hiện.

Đáng tiếc thay, điều này dường như đã tồn tại trong rất nhiều những gia đình, mà đôi khi chẳng có cách nào để có thể xóa nhòa. Chúng cứ thế âm thầm khiến cho các mối quan hệ có vấn đề, con cái không thể thấu hiểu cho bố mẹ và phụ huynh chẳng có cách nào để có chung tiếng nói với con.

Giá như… con hiểu cho bố mẹ và phụ huynh lắng nghe con mình

Mọi thứ giờ đây đã quá muộn, câu chuyện của những người trong cuộc thì dư luận không thể nào có thể thấu hiểu hết được, thứ ta cần nhận thấy chính là bài học trước các vấn đề trong việc nuôi dạy con. Ngay thời điểm đó, giá như con cái có thể mở lòng hơn với gia đình, bố mẹ có thể đồng cảm với đứa con của mình thì sự việc đau lòng đã không xảy ra.

Dường như đã quá lâu rồi một đứa trẻ không được sống cuộc đời tự do, và hình như đã lâu rồi bố mẹ đã quên mất việc để cho đứa trẻ được phép quyết định cuộc đời của riêng chúng. Tình yêu mà bố mẹ dành cho con cái không thể đong đếm chỉ qua đoạn clip ngắn, chúng là cả một quá trình dài, ngay cả trước khi đứa trẻ ấy được sinh ra.

hoi chuong canh tinh luon vang nhung sao cu den thi cu la lai co them nhung vu tu tu - anh 0
Tình yêu của người bố là cả quá trình dài, không thể bị phán quyết chỉ vì một đoạn clip dài vài phút (Nguồn ảnh: iStock)

Chúng ta không thể chỉ trích bất kỳ ai trong sự việc lần này bởi căn bản chúng chẳng có đúng sai, thứ đọng lại sau cùng là sự đau xót trước cuộc đời ngắn ngủi của cậu học sinh và nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại. 

Cá tháng tư năm nay đã chẳng có lời nói dối nào, tất cả đều là sự thật để "thức tỉnh" chúng ta về một bài học đắt giá trước các vấn đề về áp lực học hành, nuôi dạy con cái và đồng cảm cho nhau.

Người tung clip nam sinh nhảy lầu lên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Vụ nam sinh tự tử: Hãy “công bằng” với trầm cảm và dừng xem nhẹ sức khỏe tinh thần!

Nam sinh Hà Nội tự tử cùng lá thư tuyệt mệnh: '1/4, đời như đùa vậy!'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ