Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng hạnh phúc của học sinh không thể được đánh giá qua thành tích hay kết quả của những cuộc thi.
Trong những ngày gần đây, mọi tâm điểm của dư luận dường như đều đổ dồn vào những vụ tự tử do áp lực học tập đầy ám ảnh. Phải chăng đây chính là tiếng chuông cảnh báo buộc chúng ta phải định nghĩa lại liệu "hạnh phúc" đối với học sinh liệu có phải là điểm số cao hay không?
Nội dung liên quan
Sau mỗi một kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, Thành phố hay thi tốt nghiệp, mạng xã hội lại nhanh chóng chia sẻ những biểu đồ thống kê số lượng giải thưởng của học sinh các nơi. Điều đó sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu những con số đó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá, so sánh "truyền thống" học tập của nơi này với nơi khác.
Nội dung liên quan
Hạnh phúc của một con người có thể là thành công trong công việc hay số tiền lương hậu hĩnh sau một tháng "cày cuốc". Nhưng hạnh phúc của học sinh lại không phải đơn giản chỉ là thứ hạng trong các cuộc thi ấy.
Dần dần, học sinh đang ngày đánh mất đi hạnh phúc của việc học vì những con điểm số. Không ít người đã phải rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, cảm thấy có lỗi vì đã thi trượt hay điểm thấp. Thay vì tiếp tục cố gắng vươn lên, lấy thất bại và áp lực làm động lực tiếp tục cố gắng, họ cứ mãi đắm chìm trong những suy nghĩ ấy và quên rằng con đường tương lai vẫn còn rất dài.
Trên đường chạy ấy, không chỉ những thí sinh thi trượt mà những người xếp ở hạng cao cũng đều phải chịu những áp lực tương tự. Bởi lẽ, vinh quang cũng chỉ đến trong một khoảnh khắc nhất định, điều quan trọng nhất mỗi người phải vượt qua là chính cái bóng của bản thân và những lời tung hô có cánh để ngày càng trưởng thành. Thành thật mà nói, năm hay mười năm sau, bạn sẽ nhanh chóng trở nên chán ngán khi những người xung quanh cứ mãi nhắc đến những thành tích cũ của bạn.
Nội dung liên quan
Nếu đối với nhiều thế hệ trước, điều học sinh quan tâm khi ở lứa tuổi cấp ba chỉ xoay quanh những mối quan hệ thầy cô, bạn bè trong trường học và gia đình. Thì phần lớn học sinh ở thời điểm hiện tại lại có thể hiểu tường tận và đưa ra phân tích về những vấn đề lớn về triết học, kinh tế, chính trị và xã hội, những kiến thức mà con người phải đủ độ "chín" và trải đời mới có thể hiểu hết.
Nguồn: TH&PL