Áp lực học hành, thi đua điểm số có đáng cho một tuổi thơ không trọn vẹn?

Dư luận và nhiều bậc phụ huynh đang không khỏi bàng hoàng trước sự việc bé trai tự tử từ chung cư với nguyên nhân do áp lực thi cử.

Vào ngày 16/12, dư luận đã không khỏi xôn xao trước thông tin một bé trai 12 tuổi rơi từ tầng 22 chung cư Goldmark City (Hà Nội) xuống đất và tử vong tại chỗ. Nguyên nhân cho điều đau lòng này lại đến từ những thứ áp lực vô hình vốn đã tồn tại cùng nhiều thế hệ học sinh, đó là những căng thẳng về thi cử và điểm số. Đây cũng không phải lần đầu tiên, mà trước đó cũng đã có rất nhiều sự việc xảy ra với những đứa trẻ chưa có được hết những trải nghiệm trong cuộc đời cũng chỉ vì áp lực từ giáo dục.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Hiện trường vụ việc thương tâm ở một chung cư tại Hà Nội (Nguồn ảnh: Q.A)

Những sự việc thương tâm đó như hồi chuông cảnh báo đến những bậc cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục đúng đắn cho trẻ, thay vì những định kiến áp đặt về thành tích khiến chúng không có được không gian để sống cuộc đời của mình. Nhất là trong thời điểm học tập trực tuyến, các phụ huynh cần lưu tâm đến con mình nhiều hơn bởi việc mất đi sự kết nối cũng phần nào gây ra rất nhiều áp lực với trẻ.

Giáo dục định hướng hay sức ép của kỳ vọng?

Bất cứ một cha mẹ nào cũng thương con, muốn chúng có được một cuộc sống ổn định và được xã hội tôn trọng, chính những điều vốn đẹp đẽ này đã dẫn đến việc áp đặt lên con cái những tư tưởng có phần chưa đúng đắn. Đó là khi những mong muốn của phụ huynh không thật sự là ước mơ của con cái hay thậm chí là thay trẻ sống một cuộc đời vốn là của riêng chúng.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Đôi khi những mong muốn của cha mẹ không thật sự là ước mơ của con cái (Ảnh minh họa: The India Express)

Họ vẫn luôn đổi lỗi cho nhà trường, xã hội hay chính những tâm hồn non nớt thay vì nhìn nhận bản thân với những lỗi sai khi vô tình tạo nên áp lực cho trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ thật sự rất đáng sợ, một phần nhỏ nó sẽ giúp con người có động lực để phấn đấu nhưng phần lớn là tạo ra vô số những rào cản, căng thẳng và áp lực.

"Con nhà người ta" trở thành chủ đề muôn thuở cho những cuộc trò chuyện thay cho sự tuyên dương nỗ lực của con người, cũng chẳng biết nhân vật đó là ai, chỉ nhận thấy rằng nó tồn tại trong hình mẫu chuẩn mực của phụ huynh. Việc học cũng chưa từng đơn giản khi các em vốn vẫn phải đối diện với các vấn đề khác nhau, nhưng cha mẹ đôi khi cũng chẳng còn là chỗ dựa cho trẻ khiến chúng phải sống trong những chuỗi ngày mệt mỏi, vội vàng.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
"Con nhà người ta" trở thành một tiêu chuẩn về sự hoàn hảo trong mắt nhiều bậc phụ huynh (Ảnh minh họa: academiamag)

Tất cả nhưng những vòng lặp cứ ám ảnh cuộc sống của một đứa trẻ, đối diện với nhiều sự thay đổi của môi trường, nhất là tâm lý thì các em rất cần một điểm tựa để giãi bày hay ít ra là nhận được sự lắng nghe và tôn trọng. Ngay khi chẳng còn đủ niềm tin thì lối thoát duy nhất là cái chết, đó cũng chính là nguyên nhân cho sự gia tăng tình trạng tự tử của thế hệ học sinh.

Bất kể một giai đoạn nào cũng có căng thẳng riêng

"Mới tí tuổi mà áp lực", "Ra đời đi mới thấy được căng thẳng"… vô số những câu nói mang nặng định kiến khi cho rằng những vấn đề về tâm lý chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Trên thực tế thì bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc đời, con người vẫn luôn có những sự thay đổi trong tâm lý, cũng như có các vấn đề trong cuộc sống riêng của bản thân.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Bất kể một độ tuổi nào cũng đối diện với các vấn đề về tâm lý và những khó khăn trong cuộc sống riêng (Ảnh minh họa: makemyassignments)

Đừng nghĩ một đứa trẻ chỉ biết vui đùa là không có suy nghĩ, chúng là nhóm đối tượng cần được nhận sự quan tâm của phụ huynh để có được sự phát triển trong tâm lý đúng đắn. Có thể nói chúng như một tờ giấy trắng, nên bất cứ một vết mực nào in hằng lên cũng sẽ rất khó để tẩy rửa đi hết và có thể mang đến nỗi ám ảnh, sợ hãi lên cuộc đời một đứa trẻ.

Nguyên nhân sâu xa của những vụ tự tử vì áp lực học hành đến từ việc phụ huynh không thật sự thấu hiểu được tâm lý của trẻ, vô tình tạo thêm những áp lực và sự khắt khe khiến tâm trạng chúng bị thay đổi. Vì lý do này, mỗi bậc cha mẹ cũng cần điều chỉnh và nhìn nhận lại bản thân, để thấu hiểu con mình nhiều hơn, tránh những sự việc thương tâm vô tình xảy ra.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Phụ huynh cần điều chỉnh cách nhìn nhận của bản thân để kịp thời nhận thấy sự thay đổi của trẻ (Ảnh minh họa: The New)

Bên cạnh đó mỗi người cần có cách nhìn nhận tích cực hơn về những vấn đề tâm lý ở những nhóm đối tượng khác nhau khi đây vốn là căn bệnh của thế kỷ trong thời đại với vô số áp lực vô hình. Hãy bắt đầu lắng nghe, sẻ chia và thông cảm thay vì tìm cách để so sánh cho bất kể điều gì, bởi chúng chính là vũ khí sát thương cao có thể giết chết một con người.

Hãy dừng trọng thành tích và quan tâm nhiều hơn

Những lời bàn tán, so sánh, kể cả nhìn nhận không tích cực về con mình vốn cũng chỉ là những suy nghĩ không đúng từ xã hội, con cái mới thật sự là vấn đề ta cần để tâm đến. Hãy tạo ra một môi trường thật sự tôn trọng, thoải mái và luôn cho chúng được những khoảng không gian để khám phá bản thân, cũng như những kỹ năng xã hội cần thiết.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Hãy cho con trẻ môi trường để tự khám phả bản thân và tìm kiếm những giá trị khác ngoài điểm số (Ảnh minh họa: TeachHUB)

Chúng ta vẫn cần cho con tự tìm kiếm giá trị của riêng nó, thay vì dùng các mong muốn của bản thân để bao biện cho những giáo điều áp đặt. Thương con và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho chúng không sai, nhưng bản thân mỗi người cần tự đặt câu hỏi cho bản thân về tình yêu mà mình dành cho con có thật sự đúng đắn?

Khi mỗi vị phụ huynh trả lời được cho câu hỏi này, cũng là lúc bản thân thấu hiểu con mình nhiều hơn. Hãy cho chúng một tuổi thơ trọn vẹn vốn có, dành thời gian trò chuyện để nắm bắt kịp thời những sự thay đổi trong tâm lý của con, hay đơn giản là việc lắng nghe và động viên, khích lệ khi đứa trẻ gặp khó khăn.

ap luc hoc hanh thi dua diem so co dang cho mot tuoi tho khong tron ven - anh 0
Luôn lắng nghe và chia sẻ với con, động viên và khích lệ khi chúng gặp khó khăn (Ảnh minh họa: Leadered)

Thành tích không thể quyết định được sự thành công, điểm số chỉ là con số vô hình cho sự phân bậc, hãy cho con trẻ làm điều chúng thích, học những gì trong khả năng bản thân và hơn hết là chúng hài lòng với điều đó. Chỉ như vậy, một đứa trẻ mới có điều kiện được phát huy hết mình, nỗ lực trong các vấn đề, đặc biệt là có được những hạnh phúc riêng của bản thân.

Học tập và làm việc trực tuyến đã "khựng" lại của Gen Z bao nhiêu cơ hội?

"Peer pressure": Áp lực đồng trang lứa và cách "hack" lại sự tự tin

Gen Z khoe thành tích lên mạng xã hội: Động lực hay áp lực?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ