Gen Z đâu chỉ biết suốt ngày quay và lướt “tóp tóp” khi đi làm các bạn trẻ còn mang đến nhiều điều thú vị hơn thế nữa.
Thế hệ các bạn trẻ công nghệ số và mạng xã hội như Gen Z luôn được biết đến là một thế hệ đa năng với nhiều biệt tài khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc cũng phải ra tín hiệu "ét o ét" bởi vô số những định kiến không đúng về bản thân. Nhưng mà "hông bé ơi!", Gen Z đâu dễ dàng bị đánh gục bởi những nhìn nhận không đúng từ người xung quanh khi bản thân vốn dĩ còn làm được nhiều hơn thế nữa.
Dưới đây là 5 dấu hiệu tiêu biểu của một gen Z chính hiệu "trốn" công sở:
Nội dung liên quan
1. Ưa thích giao tiếp truyền thống
Mặc dù Gen Z lớn lên với việc nhắn tin và gọi điện tức thì, chỉ cần một dòng tin "Ủa? Alo" thì cũng sẽ nhanh chóng nhận được phản hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong môi trường văn phòng, các nghiên cứu cho thấy họ thích nói chuyện trực tiếp ở nơi làm việc. Điều này có thể là do họ nhận thấy các sắc thái của giao tiếp bằng văn bản khó diễn giải và muốn có được sự yên tâm đi kèm với sự tương tác cá nhân.
Đây cũng chính là lý do dù mất một khoảng tiền không nhỏ tại các quán cà phê, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn quyết tâm chạy deadline ở các hàng quán, thay vì nơi công sở ngột ngạt. Lên công ty thì lại thích tụ tập rôm rả bàn tán những câu chuyện xung quanh, cùng nhau hóng drama "Anh em nương tựa"… thay vì cứ mãi tập trung vào công việc.
2. Mong muốn làm việc cá nhân
"Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau", với Gen Z ngày nay điều này dường như không còn đúng hoàn toàn, khi thứ các bạn đặt lên hàng đầu là "tốc độ" đối với công việc, càng nhanh thì càng tốt.
Môi trường nhóm không phải là vấn đề đối với Gen Z, nhưng nhiều nhân viên trẻ thích làm việc theo các dự án cá nhân càng nhiều càng tốt. Bằng cách làm việc độc lập, gen Z có thể thể hiện kỹ năng và khả năng của họ như một cách để chứng tỏ bản thân trước nhà tuyển dụng.
3. Thói quen ưu tiên thiết bị di động
Điện thoại thông minh đâu chỉ được dùng cho mục đích hóng hớt, mua vui… chúng kết hợp với mạng xã hội còn có thể tạo ra một bộ công cụ việc làm tạo ra thu nhập. Dường như Gen Z đã quen với điện thoại thông minh và phụ thuộc nhiều vào các ứng dụng năng suất ở nơi làm việc.
Không chỉ vậy, sự phát triển của công nghệ giọng nói đã khiến điện thoại thông minh trở thành phương tiện hỗ trợ công việc không thể thiếu đối với Gen Z. Các nhà tuyển dụng nhận thức được điều này nên cũng đã sử dụng các ứng dụng hoạt động tốt nhất trên thiết bị di động.
4. Được thúc đẩy bởi sự ổn định
Bởi vì Gen Z lớn lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng, họ sợ rủi ro hơn thế hệ Millennials. Do đó, họ đánh giá cao sự ổn định đến từ việc có một công việc có thể đoán trước được với gói lương - thưởng được xác định rõ ràng.
Trong những đợt tuyển dụng, cũng có thể mạnh dạn trong việc đề xuất những mức lương phù hợp với khả năng của mình hay những đãi ngộ, quyền lợi nhất định trong công việc. Đây chính là quyền lợi chính đáng mà người lao động nào cũng cần thiết, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất ổn như hiện nay.
5. Cạnh tranh tự nhiên và công bằng
Gen Z đã quen với việc cạnh tranh và thích đặt mình vào thử thách cùng người khác. Điều này có thể khuyến khích tinh thần cạnh tranh lành mạnh của họ ở nơi làm việc. Đặc biệt là trong thị trường việc làm gây gắt như hiện nay, chúng cũng có thể là một động lực mạnh mẽ để các nhân viên không ngừng cố gắng trong công việc.
Các bạn trẻ sẽ không bao giờ mong muốn những sự an nhàn, luôn muốn đặt bản thân vào những thách thử để có thể "thử vàng". Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó không phải sự ganh đua, mà là để mọi thứ diễn ra trong sự công bằng và cùng thúc đẩy nhau để tiến bộ hơn.
Nguồn: TH&PL