Nghịch lý xảy ra sau một năm khó khăn là dù đối mặt với sự bất ổn thì nhiều người lao động vẫn lựa chọn từ bỏ công việc hiện tại của mình.
Nhiều người lao động đã có những quyết định từ bỏ công việc vào những ngày đầu năm mới, sau một năm vất vả lao động cùng những mơ hồ về định hướng của bản thân trong tương lai. Họ quyết định rời xa môi trường làm việc vốn dĩ đã quá nhàm chán và bắt đầu tìm kiếm công việc mà với họ sẽ mang lại cho bản thân nhiều cơ hội trong thời gian tới.
Việc nhiều người từ bỏ công việc cũng đến từ các nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là những tác động sau một năm khó khăn với những ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh giãn cách kéo dài. Năm mới bắt đầu cũng có thể được xem là thời điểm với nhiều người là thích hợp để từ bỏ lại tất cả mọi thứ, sau một năm vất vả với công việc mà bản thân đang theo đuổi.
Khủng hoảng trong thế giới việc làm dịp đầu năm
Khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới, chúng ta đã được chứng kiến một cuộc khủng hoảng song song trong thế giới việc làm được gọi là làn sóng từ chức lớn. Nơi mà các nghiên cứu đã dự đoán có khoảng một nửa lực lượng lao động toàn cầu đang tích cực lên kế hoạch rời bỏ công việc của họ trong sáu tháng tiếp theo.
Nghiên cứu về các thảm họa và sự kiện chấn thương hàng loạt cho thấy việc tiếp xúc với các sự kiện đau thương có tác động sâu sắc đến sự đánh giá của chúng ta đối với cuộc sống. Nhiều người trải qua cái gọi là "tăng trưởng sau chấn thương", nơi có được sự thay đổi tích cực do vật lộn với một cuộc khủng hoảng lớn. Những người này nắm bắt cuộc sống và đánh giá lại các ưu tiên, giá trị, cũng như tự sắp xếp cho phù hợp.
Một cuộc khảo sát thanh niên gần đây của Today cho thấy thế hệ trẻ đã chuyển ý tưởng thành công khỏi các giá trị vật chất như sở hữu ô tô và nhà cửa để ưu tiên tự do và tự chủ với 59% xác định thành công trong sự nghiệp là có đủ tiền để nghỉ hưu sớm, 52% ưu tiên thu nhập thụ động từ các khoản đầu tư tài chính và 48% cho rằng có khả năng đi du lịch hai lần trở lên trong một năm.
Thế hệ Z và Millennials nói rằng rằng họ được truyền cảm hứng từ những câu chuyện đầy khát vọng của những người đã tìm thấy sự nghiệp cho phép họ tự chủ và tự do ở mức độ cao. Những công việc được hưởng một địa vị xã hội tốt hơn nhiều so với một thập kỷ trước và những người trẻ tuổi nhận thấy rằng họ muốn làm điều gì đó mang lại cho họ ý nghĩa và sự tự do thay vì lao vào công việc hiện tại. Giá trị của cải vật chất đã nhường chỗ cho giá trị tự do.
Những bất ổn về sự đồng cảm trong các mối quan hệ
Một số nghiên cứu cho thấy rằng một trong những yếu tố lớn nhất đằng sau tình trạng kiệt sức là thiếu sự đồng cảm từ các nhà tuyển dụng và thiếu một hệ sinh thái hỗ trợ. Nghiên cứu thị trường do công ty OC Tanner của Mỹ thực hiện cho thấy 75% nhân viên tin rằng không đủ sự đồng cảm ở nơi làm việc và gần 80% nhân viên bỏ việc vì thiếu sự đánh giá cao.
Chúng ta thấy có nhiều loại công việc khác nhau hơn trong những nghề đòi hỏi mức độ đồng cảm cao trong công việc, đáng nói là khi công việc của họ đòi hỏi phải kết nối và cho thấy sự quan tâm của con người, thì họ nhận thấy rằng người chủ không thực hiện điều đó. Nhiều người trong số họ bị thu hút vào những vai trò đó, chính xác bởi vì họ coi trọng sự đồng cảm, sự thiếu hụt đồng cảm hiện tại từ các công ty có thể khiến tâm trạng xuống dốc.
Một nghiên cứu mới về 1.000 nhân viên Mỹ được Ernst & Young công bố vào tháng 10 năm nay cho thấy 49% nói rằng các nhà tuyển dụng không thông cảm với cuộc sống cá nhân. Kết luận: Lãnh đạo đồng cảm có thể là bí mật để giữ chân và tìm kiếm nhân viên khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tuyển dụng.
Một số công ty có tư duy cầu tiến và thực sự quan tâm đến việc đầu tư vào con người của họ, tuy nhiên thì nhiều người nói rằng họ quá ngộp với công việc liên tục. Mức doanh thu càng cao thì sự kiệt sức và tinh thần thấp càng phổ biến, nhưng lại không có thời gian hoặc ngân sách để quan tâm đến đời sống tinh thần, nhiều người tin rằng giải pháp cho chương trình chăm sóc sức khỏe có lợi hơn là thay đổi thực tế điều kiện làm việc và tư duy lãnh đạo.
Các cơ hội mới về một vị trí công việc tốt hơn
Đây là một trong những mong muốn rời khỏi lực lượng lao động, có lẽ họ không hài lòng với sếp, văn hóa làm việc, hoặc đã nghĩ đến việc nghỉ việc… Đại dịch hoạt động như một chất xúc tác vì tất cả những thay đổi và biến động tại nơi làm việc khiến con người tin rằng nghỉ việc là thời điểm hoàn hảo, trong khi chi phí cơ hội và thị trường việc làm trở nên đa dạng.
Trước đại dịch, nhiều người trong số họ đến làm việc hàng ngày và giao du như một hội nhóm với những người khác trong văn phòng cũng phải đối mặt với những bức xúc tương tự và hỗ trợ lẫn nhau. Con người có một khả năng phi thường để bình thường hóa nỗi đau mà các nhà tâm lý học gọi là "sự thích ứng khoái lạc".
Tuy nhiên, trong đại dịch, mọi người không còn cảm thấy được kết nối theo cùng một cách với các đồng nghiệp trong văn phòng và hệ thống hỗ trợ của họ, và điều đó có thể khiến con người dễ dàng tạo ra một con đường khác hoặc tưởng tượng rằng cỏ có thể xanh hơn ở nơi khác khi không có kiểm tra thực tế.
Một số cơ hội bị thu hút bởi những vai trò thú vị khác trong thị trường lao động eo hẹp, hoặc triển vọng chuyển sang một công ty cho phép họ làm việc tại nhà chẳng hạn. Lực lượng lao động đã gửi một thông điệp rõ ràng về việc sẽ không còn chấp nhận bị coi là vật dụng cần được tối ưu hóa nữa và các công ty cần coi con người của họ là nguồn tiềm năng, tăng trưởng và hợp tác nếu muốn xây dựng một tương lai bền vững cùng với nhau.
Nguồn: TH&PL