Vượt qua khủng hoảng tuổi đôi mươi, vào đại học - dấu mốc 1/4 cuộc đời

Cảm giác khó chịu với những quyết định của bản thân là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành.

Đối với một số người, khoảng thời gian sau ba năm học cấp ba, bước vào đại học hoặc đi làm có thể là giai đoạn họ dễ cảm thấy chơi vơi nhất. Khi bước chân vào "thế giới thực" và ra khỏi vùng an toàn của bản thân, nhiều thử thách sẽ hiện ra trước mắt. Điều này dễ khiến những người trẻ rơi vào khủng hoảng tuổi đôi mươi. 

vuot qua khung hoang tuoi doi muoi vao dai hoc dau moc 1 4 cuoc doi - anh 0

Khủng hoảng tuổi đôi mươi (Quarter-life crisis hay Khủng hoảng một phần từ cuộc đời) là cuộc khủng hoảng thường gặp ở những người trẻ tuổi từ 20-30, hoặc có thể bắt đầu sớm hơn từ năm 18 tuổi. Theo nhà tâm lý học lâm sàng Alex Fowke định nghĩa, đây là ''một thời kỳ mà một người cảm thấy bất an, nghi ngờ và thất vọng xoay quanh sự nghiệp, các mối quan hệ và tình trạng tài chính". 

Cuộc khủng hoảng về xúc cảm này thường xuất hiện trong quá trình chuyển đổi từ môi trường học tập sang môi trường làm việc, khi có quá nhiều lựa chọn về công việc, nơi ở, quan hệ bạn bè,...

Một khi đã đi làm, những cá nhân ở độ tuổi hai mươi tuổi phải đối mặt với nhiều áp lực công việc hơn bao giờ hết, kèm theo đó là sự biến mất dần của những kỳ nghỉ.

vuot qua khung hoang tuoi doi muoi vao dai hoc dau moc 1 4 cuoc doi - anh 0

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều người trẻ trải qua trạng thái căng thẳng tăng mạnh ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Mức độ căng thẳng tăng vừa phải hơn trong những năm 30 và 40, duy trì ổn định trong khoảng 20 năm và giảm mạnh khi sắp nghỉ hưu.

Chậm lại, hãy lắng nghe bản thân! 

Dấu hiệu của cơn khủng hoảng này liên quan đến các cảm xúc và trải nghiệm cá nhân. Những người gặp phải cơn khủng hoảng thường cảm thấy lạc lõng, sợ hãi hay hoang mang khi đứng trước các quyết định ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. 

Dành thời gian cho bản thân chính là tiền đề để tiến lên phía trước giữa cơn khủng hoảng. Nếu đang cảm thấy bị mắc kẹt giữa những sự lựa chọn của cuộc sống, hãy dành cho bản thân thời gian để suy nghĩ và cảm nhận những rung động của cảm xúc. Việc quan trọng là sau thời gian suy nghĩ đó, bạn phải đưa ra được hành động cụ thể. Vì bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ nếu không đưa ra bất kỳ quyết định nào. 

vuot qua khung hoang tuoi doi muoi vao dai hoc dau moc 1 4 cuoc doi - anh 0

Học cách tin tưởng bản thân và đưa ra quyết định

Không dễ để đưa ra quyết định ở độ tuổi này. Khi bạn có cả cuộc đời ở phía trước, khả năng là vô tận và khi khả năng là vô tận, bạn càng khó đưa ra quyết định. Không có quyết định nào là hoàn toàn "đúng" hoặc "sai". Tất cả các quyết định đều hữu ích vì chúng mang đến những thông tin và trải nghiệm mới. Nếu muốn hiểu rõ hơn về bản thân và những gì bạn muốn trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn cần bắt đầu đưa ra quyết định.

vuot qua khung hoang tuoi doi muoi vao dai hoc dau moc 1 4 cuoc doi - anh 0

Đưa ra quyết định đã khó nhưng điều khó hơn nữa là kiên trì với quyết định ngay cả khi mọi thứ bắt đầu trở nên khó chịu. Một khi bạn đưa ra sự lựa chọn cho con đường nhất định, bạn có thể sẽ phải từ bỏ tất cả các lựa chọn khác, thứ dễ khiến bạn cảm thấy bản thân đang đánh mất thứ gì đó. Tuy nhiên, cảm giác hụt hẫng này chỉ có mặt tạm thời trên con đường tiến về phía trước của bạn. 

Do đó, hãy thực hành lòng trắc ẩn, tôn trọng bản thân và chấp nhận con người của bạn. Cảm giác khó chịu với những quyết định của bản thân là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành, vì vậy rất cần bạn tin tưởng chính bản thân sẽ tìm thấy con đường phù hợp cho mình. Cảm giác khó chịu với những quyết định của bản thân là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành

Gen Z được khuyến khích tư duy bên ngoài chiếc hộp, thế nhưng kết quả lại được kỳ vọng trong một khuôn mẫu có sẵn

Tuổi trẻ: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép hay đừng coi sai lầm là phép thử cuộc đời?

Người lớn hay nói: "Con nít chỉ có ăn với học mà áp lực cái gì?"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ