Thấu hiểu sự phẫn nộ trong bạn để kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Bạn có phải là một người hay cáu giận trong cuộc sống hằng ngày? Bạn đã hiểu gì về sự "quạu quọ" của chính mình?

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Có 3 lý do chính khiến mọi người cảm thấy tức giận

Thứ nhất, khi lòng tự trọng của bạn bị tổn thương

"Bạn tôi coi thường tôi. Cậu ấy đối xử với tôi một cách tùy tiện"

"Công ty không công nhận nỗ lực của tôi. Tôi đã bị chuyển đến một bộ phận không phù hợp với mình"

 "Sếp của tôi coi thường tôi, nói rằng tôi không thể làm tốt hơn à, rốt cuộc là tôi biết làm cái gì?" 

Những người nói ra những điều này tức giận là bởi họ đã bị tổn thương lòng tự trọng nghiêm trọng.

Thứ hai, khi người không mong muốn xâm phạm lĩnh vực của bản thân

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Để sinh tồn, nếu ai đó xâm phạm vào "lãnh phận" của chúng ta, theo bản năng, chúng ta sẽ phải tấn công và đuổi họ đi. Từ những việc lớn như có "tiểu tam" xen vào chuyện tình cảm cá nhân, đồng nghiệp tranh lấy công việc của bạn, ai đó chiếm vị trí của bạn trong xã hội cho đến việc nhỏ nhặt như việc bạn đang đứng xếp hàng thì có ai đó đến sau nhưng lại chen lên đứng trước bạn. 

Thứ ba, khi sự chính đáng bị tổn hại

Đây là sự phẫn nộ mà bạn cảm nhận được khi ranh giới giữa nguyên tắc và điều hiển nhiên, giữa đúng và sai bị sụp đổ. Điều này cũng liên quan đến các vấn đề xã hội. Nếu bạn phải sống trong một xã hội mà bạn bị thiệt nếu làm việc theo nguyên tắc thì bạn sẽ không thể cảm nhận được sự kiểu phẫn nộ này. Cảm giác bất lực rằng bản thân không thể làm gì khiến ngọn lửa tức giận càng lớn hơn nữa.

Phẫn nộ là một cảm xúc tự nhiên. Cảm thấy phẫn nộ có nghĩa là tâm hồn bị tổn thương

Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy thất vọng về người khác và về thế giới. Việc che giấu cảm xúc vô điều kiện không phải là một việc làm đúng đắn.

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Bệnh do tức giận sinh ra là bởi chúng ta kìm nén cơn giận quá nhiều. Dù uất ức hay bực mình thì cũng hãy hét lên "Đừng tổn thương tôi thêm nữa!" hoặc nổi giận vì đã không thể tự bảo vệ chính mình. 

Bạn hãy tự hỏi bản thân "Sự phẫn nộ mà tôi đang cảm thấy bây giờ liệu có chính đáng?". Nếu là sự phẫn nộ chính đáng thì bạn nên thể hiện ra bên ngoài. Nếu bạn thấy bản thân bị khinh thường, tổn thương lòng tự trọng và bị xâm hại quyền lợi một cách không chính đáng, bạn nên nổi giận và giữ gìn bản sắc của mình.

Kiểu phẫn nộ này là cảm xúc mang tính thích ứng giúp ích cho sự sinh tồn, bởi vậy bạn không nên chịu đựng chúng. Điều quan trọng không phải là cứ phải thể hiện bằng cách la hét mà là thể hiện một cách thích hợp để đủ bảo vệ bản thân.

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Không phải là "Tức điên mất thôi!" mà là "Tôi rất tức giận vì đó là lỗi của bạn", hãy ngôn ngữ hóa cảm xúc của bản thân. Sau đó, hãy gói ghém lại những gì bạn muốn và nói hết cho đối phương biết. "Tôi muốn bạn xin lỗi tôi", dùng ngôi "tôi" để thể hiện cảm xúc và mong muốn của mình. Nếu bạn cảm thấy chưa thể "gánh vác" được sự tức giận của bản thân thì việc quyết định "hoãn" việc thể hiện sự tức giận tạm thời cũng là một cách làm đúng đắn. 

Việc bạn cứ ép bản thân chịu đựng sự phẫn nộ chính đáng thì sẽ không chỉ không giúp ích được gì mà còn khiến bạn khó chịu hơn nữa bởi bạn nghĩ rằng "Rõ ràng là không phải lỗi của tôi, tại sao tôi lại phải chịu sự uất ức này?". Những lúc như vậy, bạn nên dành khoảng 10 phút để trấn tĩnh bản thân, sắp xếp lại câu chữ và điều chỉnh cảm xúc. 

Sự phẫn nộ mang tính "phương tiện" không phải là cảm xúc tự nhiên phát ra từ bên trong

Cũng có những sự phẫn nộ không chính đáng. Cảm thấy tức giận trong hoàn cảnh không nên nổi giận. Đây là một kiểu phẫn nộ mang tính phương tiện. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi vì nhiều người tận dụng cảm xúc như một phương tiện trong mối quan hệ với người khác. Họ dùng sự phẫn nộ để cố gắng kiểm soát và chi phối người khác. Đơn giản vì nhất thời họ sẽ cảm thấy bản thân vượt trội hơn người khác nếu nổi giận. 

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Mặc dù chỉ là ảo tưởng về mặt cảm xúc, nhưng nếu cảm xúc này được thể hiện nhiều và mạnh mẽ hơn nữa sẽ khiến người ra rơi vào ảo tưởng rằng điều đó khiến họ có ưu thế về mặt đạo đức. Họ sẽ trút giận lên người khác và cảm thấy vui sướng, rồi dần dà, họ nghiện nó. Từ đó trở đi, ngay cả với những việc nhỏ nhặt nhất, họ cũng sẽ có thói quen muốn khống chế đối phương bằng sự tức giận.

Đó chỉ là cảm xúc mà họ tạo ra để khiến tình huống trở nên có lợi cho họ. Hay nói cách khác chính là "lộng quyền". Ở đâu có sức mạnh và quyền lực muốn thống trị người khác bằng cảm xúc thì ở đó có lộng quyền.

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Cũng có sự phẫn nộ là chiếc mặt nạ của tâm lý né tránh. Người ta che đậy cảm xúc thật sự bằng sự phẫn nộ. Nhiều người dù cần được an ủi về mặt cảm xúc, nhưng lại tỏ ra tức giận với những người xung quanh và rồi bản thân lại càng cô đơn hơn nữa. Dần dần, bạn sẽ làm ngơ trước những gì bạn thực sự muốn. 

Cũng có sự tức giận được thể hiện ra để bảo vệ phức cảm tự ti và điểm yếu. Nếu nhìn vào những người gặp vấn đề trong việc kiểm soát cơn giận, họ tự ti và cảm thấy ghét chính mình. Sử dụng sự tức giận để không bị người khác phát hiện rồi giả vờ mạnh mẽ. Càng cảm thấy tự ti, họ càng phản ứng thái quá với những lời nói nhỏ nhặt của người khác. 

thau hieu su phan no trong ban de kiem soat cam xuc tot hon - anh 0

Suy cho cùng, dù là cảm xúc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng nên chấp nhận bản thân và yêu bản thân trước đã. Có như vậy thì chúng ta mới giải quyết được những "rối ren" trong việc kiểm soát sự tức giận được.

Cảm giác "tao-work": Sự cô độc giữa một nhóm người vô trách nhiệm?

Sếp theo dõi mạng xã hội của tôi, đó có phải là lộng quyền?

Eriksen dừng tim đột ngột, đồng đội đứng chắn xung quanh: Hồi chuông ý nghĩa về quyền riêng tư!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ