Giữa nhiều lựa chọn, làm sao để đưa ra quyết định đúng đắn?

Chúng ta đã sống trong quá nhiều những sự lựa chọn, dù muốn hay không thì ta vẫn buộc phải tiến hành những quyết.

Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, việc đưa ra quyết định cho những lựa chọn là điều rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến năng suất công việc, đôi khi là cả những mối quan hệ.

Ai trong chúng ta đều cũng có những sai lầm, chẳng ai có thể quyết định đúng ở tất cả mọi lúc. Điều chủ yếu là bạn phải thật sự đủ tỉnh táo và thông minh khi đứng trước những quyết định của bản thân. Vậy cần làm gì để đưa ra một quyết định đúng đắn?

1. Nhìn nhận khái quát vấn đề

Bạn cần tập trung vào vấn đề quyết định, xem xét về mọi mặt. Với những vấn đề đơn giản bạn chỉ mất vài giây cho việc này, nhưng với những thứ liên quan đến công việc bạn cần hiểu được bản chất vấn đề để tránh vội vàng đưa ra các quyết định sai, ảnh hưởng xấu đến bản thân.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Chúng ta có thể thảo luận với nhiều người khác nhau trong các việc quan trọng, vì như thế bạn mới tìm ra những phương hướng cần thiết và hiệu quả cho những việc trên. Từ đó có thể dễ dàng tiến hành ra quyết định, cũng như tránh những rủi ro tiêu cực.

2. Phân tích các sự lựa chọn

Mọi sự quyết định đều buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm với nó, nên hãy bình tĩnh phân tích mọi mặt vấn đề. Việc này giúp chúng ta tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực của sự việc. Hãy đảm bảo rằng bạn đang hiểu rõ tất cả các vấn đề của sự lựa chọn.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Đừng nên im lặng ở bất cứ hoàn cảnh nào, đó chính là thứ vũ khí gây hại với chính quyết định của ta. Nếu sau khi phân tích và nhìn nhận, ta vẫn cảm thấy bế tắc hãy tìm đến những người bạn, anh chị, ba mẹ hay những người mà ta có sự tin tưởng để tham khảo ý kiến. Luôn giữ thái độ cởi mở để lắng nghe và trao đổi.

3.Quyết định dựa trên mục tiêu bản thân

Bạn chỉ nên dừng lại ở việc tham khảo ý kiến, đừng để bản thân cuốn theo những lối suy nghĩ của người khác. Cốt lõi của tất cả mọi vấn đề và sự quyết định vẫn nằm ở chính bạn. Và hơn hết đó là công việc của bạn và bạn cần chủ động thực hiện.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Đừng quên bám sát mục tiêu mà bản thân theo đuổi, vì trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ có những rủi ro ngoài ý muốn, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến công việc. Nên hãy luôn cân nhắc về mục tiêu cuối cùng để tránh ảnh hưởng tiêu cực và xa rời mục tiêu của bản thân.

4. Đề ra các phương án 

Đừng chỉ mãi chú ý vào một khía cạnh, hãy năng động trong việc nhìn nhận vấn đề. Đừng mãi tập trung vào một vấn đề để tìm kiếm sự quyết định. Càng có nhiều vấn đề được đặt ra bạn cần dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đâu là quyết định phù hợp nhất.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Nếu chẳng thể tìm thấy được những quyết định thì ta có thể kết hợp các vấn đề lại với nhau, hoặc đề ra các vấn đề mới. Nếu mọi thứ vẫn không khả thi, thì hãy đề đầu óc thật sự bình tĩnh, minh mẫn trước khi ra quyết định. Mọi sự sai lầm trong những quyết định đôi khi đến từ việc bản thân đang mất bình tĩnh trước vấn đề.

5. Tiến hành quyết định và thực hiện công việc

Sau khi đã thật sự hiểu được vấn đề hãy tiến hành đưa ra quyết định và thực hiện công việc. Bạn cần chủ động trong mọi công việc và những quyết định trên. Hãy chắc chắn rằng trong mọi tình huống đều do chính bạn quyết định.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Tuy nhiên, điều này vẫn chứa đựng những rủi ro, bạn thậm chí sẽ vấp phải sai lầm trước những quyết định của mình. Hãy phải biết chịu trách nhiệm với tất cả mọi hành động của bản thân, học cách phấn đấu và học hỏi sau những vấp ngã hay thất bại.

6. Xem xét lại những quyết định bản thân

Sau một thời gian thực hiện các quyết định, dù có thất bại hay thành công thì chúng ta hãy kiểm tra và xem xét lại các vấn đề đã qua. Nếu đó là một quyết định đúng đắn, bạn cần phát huy vấn đề cũng như dựa trên những bước tiến hành quyết định để có thể có những quyết định chính xác hơn ở những công việc sau.

giua nhieu lua chon lam sao de dua ra quyet dinh dung dan - anh 0

Nếu quyết định đó chưa thật sự khiến công việc trở nên tốt hơn, hãy đi tìm hiểu những lý do sâu xa phía sau đó. Từ đó tìm kiếm ra những phương án để có thể khắc phục những sai lầm trên. Bạn cũng đừng nên quá bi quan hay sợ hãi khi đứng trước mọi sự quyết định, điều này sẽ khiến tâm trạng bạn trở nên rất nặng nề.

Chúng ta đã sống trong quá nhiều những sự lựa chọn, dù muốn hay không thì ta vẫn buộc phải tiến hành những quyết. Việc này, đôi lúc sẽ khiến bản thân trở nên áp lực nhưng khi có được những quyết định sáng suốt thì bản thân sẽ đến gần hơn, không chỉ thành công trong công việc mà còn cuộc sống hằng ngày.

Cố gắng để hoàn hảo - mục tiêu sống hay nỗi áp lực của những người "đang lớn"?

Chọn trường Đại học thế nào để "không hối hận"?

Freelancer - lựa chọn của Gen Z để tìm chỗ đứng riêng trong thời đại kỷ nguyên số

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ