Một tình yêu vốn dĩ được ngợi ca ý nghĩa và thiêng liêng, nhưng ẩn sau đó là những “mảng tối” nhuốm màu bi kịch trong nhiều sự việc.
Sáng 28/3, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tạm giữ Phạm Văn Dũng (37 tuổi, thành phố Ninh Bình) để điều tra làm rõ vụ án sát hại, phân xác người tình để phi tang gây xôn xao mạng xã hội. Nguyên nhân mang đầu được cho là mâu thuẫn và cãi nhau trong cuộc sống, nên Dũng dùng tay bóp cổ người tình đến khi ngừng thở.
Nội dung liên quan
Sự việc khiến nhiều người không khỏi xôn xao và bàng hoàng trước hành vi man rợ của đối tượng. Người từng chung sống, xem nhau như người trong gia đình lại nhẫn tâm tước đoạt đi mạng sống. Một cuộc tình hay cuộc hôn nhân chưa kịp trọn vẹn, nay phải đánh đổi bằng cả mạng sống của người ra đi và sự trừng trị từ pháp luật của kẻ ở lại.
Khi sự tức giận là thứ "giết chết" lý trí
Giai đoạn yêu đương, hôn nhân rất khác so với nhiều mối quan hệ thông thường. Bởi lẽ có nhiều thứ chi phối khác nhau, có thể là mâu thuẫn và xung đột. Ai cũng có xu hướng bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, nên những tranh cãi dễ dàng rơi vào ngõ cụt.
Nội dung liên quan
Đôi khi trong cuộc sống có rất nhiều những tình huống mà bản thân chúng ta rất khó để kiềm chế cảm xúc. Ta luôn muốn bộc phát để giải tỏa được những căng thẳng của chính mình. Ngay thời điểm đó, bản thân sẽ có những hành động mà chính mình cũng chẳng hiểu tại sao, sự tức giận có thể là "sát thủ" dẫn lối con người đến những hành vi sai trái.
Trong sự việc giết nhân tình trên cũng đến từ sự tức giận nhất thời trong cảm xúc, dẫn đến những hành động đáng tiếc. Đây cũng chính là nhân tố tiên quyết khiến nhiều mối quan hệ của con người gặp vấn đề, thậm chí là phải trả giá bằng cả mạng sống và sự trừng trị đến từ pháp luật, dư luận xã hội.
Tuy nhiên, việc hình thành cảm xúc tức giận vốn dĩ cũng rất bình thường như trạng thái buồn, vui… của con người. Nhưng điều quan trọng chúng là cảm xúc khá tiêu cực và cần chúng ta phải biết kiểm soát. Việc thiếu đi sự bình tĩnh trong từng lời nói và hành động, có thể khiến đối phương dễ bị tổn thương hay chính là việc mang đến những hệ lụy đối với bản thân mình.
"Nhân chi sơ – tánh bổn thiện" liệu có thật sự đúng?
Câu nói được truyền tai nhau như một lời nhắc nhở về bản tính của con người. Họ có thể trở thành một kẻ phạm tội, xấu xa và gây ra tội ác, nhưng bản chất vốn dĩ vẫn là những con người lương thiện, do hoàn cảnh cuộc sống với những điều kiện tác động xung quanh mới khiến nhân cách họ bị méo mó.
Điều này không thật sự đúng, khi những điều họ gây ra đến từ bản chất trong con người họ, chứ không thật sự là yếu tố ngoại cảnh. Khi những căng thẳng trong mối quan hệ, cùng những uất ức của bản thân và tính cách nóng nảy sẽ làm xuất hiện những suy nghĩ sai trái, hành động thiếu chuẩn mực.
Mọi mầm mống trong nhân cách con người cùng thời gian "nuôi dưỡng" sẽ dẫn họ đến những suy nghĩ lệch lạc, luôn muốn dùng bạo lực và lời nói tiêu cực để tác động lên người xung quanh. Họ cũng chỉ là đang bộc lộ cái tôi sâu bên trong nhân cách của mình để được chứng tỏ và thỏa mãn cảm xúc bản thân.
Sự việc đau lòng trên cũng là một trong số rất nhiều những câu chuyện tồn đọng trong xã hội, một mặt là do tính cách và hành vi sai trái của con người dẫn đến việc làm tội lỗi. Song đó thì sự thiếu giáo dục, chỉ dẫn từ gia đình, nhà trường hay sự quan tâm của xã hội cũng chính là yếu tố khiến quá trình nhận thức về cuộc sống và xử lý các tình huống.
Nội dung liên quan
Tình yêu đáng ca ngợi nhưng không thể đi cùng sự ích kỷ
Nạn nhân với thủ phạm có thể nói là đã gắn bó với nhau như vợ chồng. Nhưng rồi tất cả lại bị "nhấn chìm" nhanh chóng bởi hành vi trong những lúc nóng giận xuất phát từ những tranh cãi trong cuộc sống.
Dường như trong mọi hoàn cảnh, con người đã quá ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình hơn là những người xung quanh. Điều này không sai, nhưng đó không phải sự bảo thủ trong quyền lợi và luôn cho bản thân mình đúng, buộc một ai đó tuân theo những ý kiến của mình.
Sự việc trên như một hồi chuông thức tỉnh chúng ta về giá trị thật sự của tình cảm. Ai cũng có thể dễ dàng nói yêu thương một người nhưng thật chất chỉ đang yêu thương chính bản thân. Tức giận là điều rất khó có thể tránh khỏi, nhưng nếu đủ yêu thương thì con người sẽ có những cách kiểm soát cảm xúc hay ít ra không khiến ai đó phải đau lòng.
Đừng mãi dùng những cảm xúc tiêu cực của bản thân vô tình để người khác phải gánh chịu, trong mọi mối quan hệ ta còn nhiều cách để giải quyết hơn là sự tức giận. Trong bất kỳ cơn thịnh nộ nào thì mọi lời nói và hành động đều có thể là sai, không nhất thiết cứ phải giành lấy phần thắng về cho bản thân mình, đôi khi nhẫn nhịn nhau là điều tốt nhất ta có thể làm.
Nguồn: TH&PL