Liên tiếp những vụ tự tử vì áp lực học hành: Đừng xem học tập là cuộc đua thành tích

Vừa qua, diễn viên Tùng Dương đã gây tranh cãi dữ dội khi bày tỏ ý kiến cho rằng nên loại bỏ quan điểm “Học, học nữa, học mãi” ra khỏi giáo dục.

Chứng kiến những sự việc thương tâm liên quan đến áp lực học hành, nam diễn viên Người Phán Xử viết trên trang cá nhân: "Đã đến lúc ngành giáo dục nên loại bỏ câu: 'Học, học nữa, học mãi' ra khỏi sách giáo khoa đi".

Ngay sau đó, dòng chia sẻ trở thành tâm điểm chỉ trích mạnh mẽ của dư luận khi cho rằng anh đang cổ xúy cho những tư tưởng không thật sự đúng.

Có những quan điểm về học hành có thể sẽ đúng ở một giai đoạn nào đó, nhưng nếu không được áp dụng đúng cách, chúng cũng có thể sẽ trở thành con dao 2 lưỡi "bóp chết" những ước mơ. Không phủ nhận được tầm quan trọng của việc học khi nó là tiền đề cho tương lai, tuy nhiên không thể cứ mãi áp đặt một lý thuyết theo những lối mòn trong suy nghĩ của nhiều người.

"Học, học nữa, học mãi" để khuyến khích học sinh không ngừng phấn đấu

Trong quan điểm giáo dục từ trước đến nay, châm ngôn "Học, học nữa, học mãi" như một lời khuyến khích các học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập. Tuy nhiên, chúng đôi khi lại khiến nhiều người hiểu sai từ "học", đó là việc tiếp thu kiến thức một cách mù quáng và không chọn lọc khiến áp lực ngày càng gia tăng.

Quan điểm này được hiểu là kiến thức thế giới vốn vô hạn, đòi hỏi con người phải học những thứ mới mẻ, không ngừng trau dồi và nâng cao bản thân, cập nhật và thích nghi những điều mới mẻ. Hoàn toàn không phải sự nhồi nhét kiến thức hay phát triển chúng trở thành căn bệnh thành tích.

lien tiep nhung vu tu tu vi ap luc hoc hanh dung xem hoc tap la cuoc dua thanh tich - anh 0
Thế giới vốn rộng lớn, đòi hỏi con người tiếp thu và học hỏi, hoàn toàn không phải sự nhồi nhét kiến thức (Nguồn ảnh: thesecondangle)

"Học, học nữa, học mãi" đơn giản cũng chỉ là một câu nói mang tính khích lệ tinh thần học hỏi, trau dồi của học sinh, hoàn toàn không hàm chứa những ý nghĩ áp đặt việc học. Có chăng là trong cách nghĩ của một số người về quan điểm tốt đẹp này chưa thật sự hiểu hết mọi giá trị của chúng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc chúng đang khiến một số học sinh và phụ huynh có cách nhìn nhận chưa đúng về học tập, đó là việc lúc nào cũng ưu tiên cho việc học tại trường khiến những mối quan hệ và kỹ năng trở nên bị hạn chế. Song trong vấn đề này vẫn phụ thuộc phần nhiều vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.

Học để tiến bộ

Chúng ta có thể nhận thấy một thực tế là xã hội và thế giới không ngừng vận hành theo hướng đi lên, ngày hôm nay chắc chắn sẽ khác ngày hôm sau và chúng ta của ngày trước khác chúng ta của ngày sau. Đó là một quy luật bất biến, và trong tiến trình đó kiến thức sẽ thay đổi và phát triển không ngừng.

Điều này buộc ta phải học, kiến thức không thể tự đến với chúng ta, mà cần có một quá trình chủ động của con người để tìm tòi và khám phá. Chúng sẽ giúp con người không chỉ khám phá được thế giới rộng lớn xung quanh, đôi khi còn giúp tìm thấy chính bản thân mình.

lien tiep nhung vu tu tu vi ap luc hoc hanh dung xem hoc tap la cuoc dua thanh tich - anh 0
Việc học là để phục vụ cho cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân, không phải chỉ để "chạy đua" theo thành tích (Nguồn ảnh: healthgist)

Kiến thức cũng không nên bị gói gọn trong những môn học lý thuyết khô cứng, những bài giảng trên lớp. Chúng cần thiết phải phổ rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực và những kiến thức xã hội bên ngoài, để không chỉ hoàn thiện bản thân về mặt tri thức, mà còn là vốn sống cần thiết.

Đây mới chính là ý nghĩa việc học mà chúng ta nên theo đuổi, làm sao cho mỗi ngày đến trường hay đi học là sự khám phá, thay vì học cho có và sự nhồi nhét. Chúng có thể tạo ra thành tích cho bản thân, đứng đầu lớp hay có được điểm số cao, nhưng thực tế lại chẳng thể tạo ra được giá trị sau hàng giờ học tập miệt mài.

Học là cần thiết, nhưng không phải là cuộc đua thành tích

Quan điểm "Học, học nữa, học mãi" đến nay vẫn luôn đúng. Bởi lẽ học chưa bao giờ là đủ. Chúng luôn cần thiết trong bất cứ bối cảnh và điều kiện nào, giúp con người tiến tới sự thành công hay chính là tiền đề cho một tương lai tốt đẹp hơn phía trước.

Tuy nhiên, đừng nên biến việc học trở thành một "cuộc đua" thành tích chỉ có người đứng đầu và những người phía sau là kẻ thất bại. Học là để phục vụ cho chính cuộc sống, công việc của bản thân mình, hoàn toàn không phải mong muốn chỉ để vượt mặt "con nhà người ta" hay đáp ứng nhu cầu về con điểm.

lien tiep nhung vu tu tu vi ap luc hoc hanh dung xem hoc tap la cuoc dua thanh tich - anh 0
Hãy để bản thân được phép sống chậm lại nếu cảm thấy mệt mỏi và luôn lạc quan với mọi thứ xung quanh (Nguồn ảnh: newportinstitute)

Cuộc đời vốn dĩ rất dài và rộng, nó đâu chỉ mãi bó buộc con người ta vào một môi trường là học đường. Cuộc đua mà ta nên theo đuổi chính là bản thân mình với các mục tiêu trong cuộc sống, với ước mơ và những điều khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc.

Học không dừng ở kiến thức trên trường lớn, miễn là bản thân có sự tiếp thu và không ngừng tìm tòi cái mới. Để bản thân được phép sống chậm lại nếu cảm thấy mệt mỏi, lạc quan với mọi thứ xung quanh vì phía trước vẫn còn nhiều điều rất đẹp.

Nóng: Nam sinh lớp 6 ở Hà Nội rơi từ tầng 18 chung cư tử vong

Áp lực học hành: Vì cuộc đời là chuỗi ngày dài, hãy cho phép bản thân được sống chậm lại!

Áp lực học hành, thi đua điểm số có đáng cho một tuổi thơ không trọn vẹn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ