Hiệu ứng Werther - Bắt chước tự sát là gì?

Hiệu ứng Werther - Bắt chước tự sát là khái niệm dùng để chỉ hành vi bị ảnh hưởng từ các mô tả chi tiết về các vụ tự tử trước đó trên truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Những sự việc liên hoàn về tự tử ở độ tuổi vị thành niên hiện nay đã phần nào làm nhiều người nghi ngờ đến "hiệu ứng Werther" đầy nguy hiểm này đối với tâm lý nhạy cảm của một đứa trẻ. 

"Hiệu ứng Werther" được đặt theo tên nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Những Nỗi Buồn Của Werther Thời Trẻ" của Johann Wolfgang von Goethe. Thuật ngữ này để mô tả hiện tượng con người có xu hướng sao chép hành vi - dù là lành mạnh hay phá hoại. Bắt chước tự tử là một ví dụ về một trong những hình thức cực đoan nhất của nó.

hieu ung werther bat chuoc tu sat la gi - anh 0
Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách "Nỗi đau của Werther"

Ví dụ, ở Đức, sau vụ tự sát của thủ môn người Đức tại Bundesliga, Robert Enke vào tháng 11 năm 2009, đã có một sự gia tăng đáng kể về số vụ tự tử trên toàn quốc. Trong vòng 4 tuần kể từ khi Enke tự sát, đã có 130 vụ tự tử ở Đức nhiều hơn dự kiến, và hầu hết trong số họ là nam giới.

hieu ung werther bat chuoc tu sat la gi - anh 0
Robert Enke là cố một thủ môn bóng đá người Đức

Dựa trên những trường hợp tương tự, nhà xã hội học David Phillips Phillips đã tiến hành một cuộc nghiên cứu từ năm 1947 đến năm 1968, trong đó ông tìm thấy một số thông tin tiết lộ và đáng lo ngại. Ông nhận thấy rằng mỗi khi tờ The New York Times đăng một câu chuyện về vụ tự sát của một nhân vật nổi tiếng, thì trong tháng sau đó, tỷ lệ tự sát đã tăng gần 12%.

Mô hình này đã tiếp tục cho đến thời điểm hiện tại. Vào giữa năm 2017, Canada đã cố gắng cấm loạt phim 13 Lý Do Tại Sao  sau khi quyết định rằng nó có thể gây ra hậu quả bi thảm tương tự. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí đã chuẩn bị một tài liệu với các hướng dẫn cho các nhà báo để chỉ ra những gì họ nên đưa tin về các sự kiện liên quan đến tự tử.

hieu ung werther bat chuoc tu sat la gi - anh 0
Bộ phim 13 Lý Do Tại Sao xoay quanh câu chuyện của Hannah Baker - người đã tự chấm dứt mạng sống của mình ở tuổi 17

"Chúng ta cần phải xử lý những tin tức thuộc loại này với sự nhạy cảm đặc biệt. Không được hiển thị ảnh hoặc các yếu tố nhận dạng, đặc biệt là trong trường hợp trẻ em và thanh thiếu niên. Điều quan trọng là chúng ta không lý tưởng hóa việc tự tử như một lối thoát", tờ Exploring Your Mind nhận định.

Có thể nói, việc chia sẻ quá nhiều thông tin chi tiết trong các bài báo và các phương tiện truyền thông về cách một người chọn tự tử đã vô tình dẫn đến việc phổ biến phương pháp tự tử đó trong cộng đồng. 

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú: 'Tự tử có tính lây lan'

Nóng: Nam sinh lớp 6 ở Hà Nội rơi từ tầng 18 chung cư tử vong

‘Chỉ có học thôi mà cũng stress’: Gen Z đã trải qua những gì với áp lực học tập?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ