Trầm cảm - bệnh tâm lý đang có xu hướng trẻ hóa dần và đại đa số những người mắc lại là trẻ vị thành niên.
Thông tin các vụ tử tự những ngày gần đây như một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe tinh thần. Hiện nay, trầm cảm thường gặp ở tuổi vị thành niên và biểu hiện của nó có thể khác ở thanh thiếu niên so với người lớn. Bởi thanh thiếu niên thường tỏ ra cáu kỉnh hơn là buồn bã khi bị trầm cảm.
Nội dung liên quan
Nhưng, không phải các loại trầm cảm đều như nhau. Từ trầm cảm được sử dụng để mô tả nhiều tình trạng khác nhau, có bốn loại trầm cảm chính thường thấy ảnh hưởng đến thanh thiếu niên.
Rối loạn điều chỉnh với tâm trạng chán nản
Rối loạn điều chỉnh xảy ra để phản ứng lại với sự kiện trong đời. Chuyển đến một trường học mới, cái chết của một người thân yêu hoặc đối mặt với sự ly hôn của cha mẹ là những ví dụ về những thay đổi có thể thúc đẩy chứng rối loạn điều chỉnh ở thanh thiếu niên.
Chúng bắt đầu trong vòng vài tháng sau sự kiện và có thể kéo dài đến 6 tháng. Mặc dù có bản chất ngắn, nhưng rối loạn điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc học tập và hoạt động xã hội. Song đó, thì liệu pháp trò chuyện có thể dạy chúng những kỹ năng mới hoặc giúp chúng đối phó với tình huống căng thẳng.
Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Dysthymia)
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một chứng trầm cảm cấp độ thấp, kéo dài hơn một năm. Thanh thiếu niên thường tỏ ra cáu kỉnh và ít năng lượng,luôn có cảm giác tuyệt vọng, thói quen ăn uống và giấc ngủ cũng bị xáo trộn. Thông thường, chúng cản trở sự tập trung và khả năng đưa ra quyết định. Ước tính khoảng 11% thanh thiếu niên từ 13 - 18 tuổi đang mắc chứng này.
Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Nó có thể cản trở việc học tập và các hoạt động xã hội. Chứng rối loạn này cũng làm cho một thanh thiếu niên dễ mắc các rối loạn tâm trạng khác sau này.
Nội dung liên quan
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm, sau đó là các giai đoạn hưng cảm. Cả hai trạng thái trầm cảm và hưng cảm sẽ kéo dài từ vài tuần đến nhiều tháng. Các triệu chứng của hưng cảm bao gồm mất ngủ, khó tập trung và nóng nảy. Trong giai đoạn hưng cảm, thanh thiếu niên thường nói nhanh, cảm thấy rất vui vẻ hoặc ngớ ngẩn và sẵn sàng tham gia vào các hành vi nguy hiểm.
Thanh thiếu niên bị rối loạn lưỡng cực có thể sẽ bị lười tham gia các hoạt động. Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng của họ cản trở việc học hành và các mối quan hệ.
Suy thoái lớn - Trầm cảm nặng
Chúng là dạng trầm cảm nghiêm trọng nhất. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, ước tính có 13% thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi đã trải qua ít nhất một đợt trầm cảm nặng vào năm 2017. Trẻ nhỏ hơn có tỷ lệ trầm cảm tương đương nhau dựa trên giới tính. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, các bé gái có nguy cơ bị chẩn đoán trầm cảm cao hơn.
Các triệu chứng của trầm cảm chính bao gồm buồn bã dai dẳng, thái độ khó chịu, hay nói về việc tự tử, không quan tâm đến các hoạt động thú vị và thường xuyên đau nhức cơ thể. Trầm cảm nặng có thể gây ra những suy giảm nghiêm trọng các hoạt động ở nhà và trường lớp. Đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân gây ra những sự việc thương tâm vừa qua.
Nguồn: TH&PL