Nếu tự tự không chết, mỗi ngày sau này đều là những cơn ác mộng.
Liên tiếp những câu chuyện thương tâm xuất phát từ căn bệnh trầm cảm như một lời cảnh tỉnh đối với nhiều người về tầm quan trọng của các vấn đề sức khỏe tinh thần. Chúng chính là một "sát thủ" âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đang từng ngày hủy hoại tâm trí con người cùng những suy nghĩ tiêu cực, nhiều nạn nhân của chúng cũng vì thế mà buộc lựa chọn con đường tự tự.
Người trầm cảm đôi khi không phải vì họ muốn chết, mà là chỉ đang muốn chấm dứt hết thảy những đau thương và sự dày vò. Đáng nói hơn hết sự giải thoát đôi khi lại không thể cho họ sự bình yên, đó vô tình lại là vô số những lời chỉ trích, bàn tán hay trách móc xuất hiện xung quanh, cuối cùng nỗi đau lớn nhất vẫn thuộc về người ở lại.
Trước khi ra đi luôn phải sống trong sự dày vò của cảm xúc
Quyết định mà nhiều người vẫn cho là khờ dại ở một số nạn nhân của trầm cảm là một quá trình dài đấu tranh với những suy nghĩ bên trong tâm trí, khi những nỗi đau quá giới hạn thì tự tử là lựa chọn để giải thoát. Ai cũng có suy nghĩ về những khó khăn của bản thân, song đó thì chẳng ai vì điều này mà có thể cảm thông cho nỗi đau của một người.
Nỗi đau của họ không phải là cái chết, đôi khi chúng lại đến từ những ngày phải sống cùng những suy nghĩ không lối thoát của bản thân mà chẳng có cách nào để gỡ rối. Họ phải chịu đựng những lo lắng, hoang mang và sợ hãi với thực tại cuộc sống, là khi nói ra với người xung quanh nhưng chỉ nhận lại sự thờ ơ và vô cảm.
Không chỉ là những sự tác động từ môi trường xung quanh hay việc chứng kiến nỗi đau trong cuộc sống, ở đó còn là sự đấu tranh và hoài nghi về lý do mà bản thân tồn tại. Có thể nhiều người vẫn nhìn nhận nạn nhân của trầm cảm đang làm quá vấn đề lên, nhưng sự thật thì chỉ ai đang rơi vào hoàn cảnh tương tự mới hiểu rõ những gì mà họ đang phải trải qua từng ngày.
Nội dung liên quan
Chỉ trích từ dư luận khiến nạn nhân trở thành kẻ vô tình
Khi chết đi, cơn ác mộng ấy vẫn sẽ bắt đầu ở một câu chuyện hoàn toàn khác, đó là sự gồng mình gánh lấy tất cả những mỏi mệt nhưng cuối cùng lại chẳng một ai thấu hiểu. Trong những giây phút sau sự ra đi, họ lại phải tiếp tục miên man trong những câu chuyện bàn tán xôn xao từ người xung quanh, và rồi để thấy rằng cái chết không thể nào giải thoát được cho con người.
Thậm chí, đâu đó trong những lời nói của người khác, còn là những chỉ trích, đánh giá một cách vô cùng tiêu cực. Họ bắt đầu truyền tay nhau về những suy luận hẹp hòi trong suy nghĩ, thay mặt tòa án để tùy ý phán quyết một người. Chính những điều như thế đã vô tình khiến các nạn nhân trong những vụ tự tử thương tâm từ trầm cảm trở thành một kẻ vô tình.
Sự vô cảm từ dư luận, những lời công kích nặng nề hay lời nói lạnh lùng từ người xung quanh cũng chính là một trong số những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay. Việc thiếu mất sự đồng cảm và sẻ chia khiến con người dần thu hẹp bản thân mình lại, ngần ngại nói ra những câu chuyện và suy nghĩ của bản thân khiến một số người buộc phải chìm đắm trong những suy nghĩ bất tận của bản thân.
Nỗi đau thương sẽ vẫn mãi ở đó cho những người ở lại
Sự cảm thông và thấu hiểu cần được phóng to hơn nữa ở những người thân xung quanh các nạn nhân trong những vụ tự tử, bởi dù bất cứ lý do hay động cơ nào thì người ở lại vẫn là người nhận lấy những tổn thương lớn nhất. Họ đang vô tình hứng chịu tất cả những nỗi đau mà người ngoài mãi mãi chẳng thề bù đắp hay sẻ chia hết được.
Nỗi đau lớn nhất có thể nhận thấy là sự ra đi của những người mà mình yêu thương, sự đột ngột đó không chỉ để lại sự thắc mắc lớn, mà còn là sự tuyệt vọng khi chứng kiến những đau thương. Sau đó, chính là một tầng nỗi đau khác lớn hơn, nó đến từ những lời bàn tán, chỉ trích và công kích từ sự vô cảm của những người xung quanh.
Có thể quyết định mãi mãi ra đi của một người có thể giúp họ chấm dứt đi những đau thương nhưng nỗi đau ấy sẽ mãi mãi vẫn còn ở đó cho người ở lại. Điều này đôi khi vô tình khiến những người thân yêu vô tình trở thành nạn nhân tiếp theo của bệnh trầm cảm và chúng sẽ tuần hoàn lập lại cùng những câu chuyện thương tâm.
Chúng ta không cổ vũ nhau để tự tử khi có những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, không ủng hộ nhau tìm đến cái chết để giải quyết. Điều mỗi người cần có chính là sự chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân, học cách yêu thương và thấu hiểu nhiều hơn, thay vì vô tâm trong cách nghĩ và hành động, bởi ai trong chúng ta cũng đều có thể vô tình trở thành nạn nhân của trầm cảm.
Nguồn: TH&PL