Có thể nói trầm cảm được xem là “sát thủ” âm thầm và nguy hiểm, song nếu có sự can thiệp từ sớm thì vấn đề cũng sẽ được khắc phục.
Từ sự việc tân sinh viên tự vẫn khi lên Sài Gòn nhập học đến nữ sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử đã cho thấy một thực trạng đáng báo động về trầm cảm ở thanh thiếu niên trong bối cảnh xã hội ngày nay. Đáng tiếc là những vấn đề về tâm lý vẫn chưa thật sự nhận được sự quan tâm của nhiều người, thậm chí thái độ thờ ơ đang âm thầm khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trầm cảm mang đến nhiều hệ lụy đáng tiếc về mặt thể xác lẫn tinh thần, song cũng có rất nhiều những giải pháp khác nhau để kịp thời hỗ trợ. Điều này không chỉ đến từ sự chủ động của bản thân mỗi bệnh nhân, mà còn có sự hỗ trợ và động viên của gia đình và những người xung quanh, chỉ khi có được sự đồng cảm, sẻ chia thì trầm cảm mới không còn là vấn đề nan giải của thời đại.
Nhận thấy kịp thời những dấu hiệu của trầm cảm
Ai cũng muốn người thân của mình được hạnh phúc, khỏe mạnh về tinh thần, tình cảm và thể chất. Tuy nhiên, trầm cảm thì khác, bệnh tâm thần không phải là một tình trạng có thể chỉ cần được băng bó và quên đi. Chúng cần có được quan tâm, chăm sóc và yêu thương. Mặc dù vậy thì ta vẫn có thể kịp thời ngăn chặn sự phát triển của bệnh, việc nắm bắt được tình hình sẽ có thể nhanh chóng tìm ra những giải pháp để khắc phục, điều trị.
Nếu chúng ta đã và nghi ngờ rằng bạn bè, người thân xung quanh bị trầm cảm, thì rất có thể họ đang mắc phải. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, thanh thiếu niên có thể không chán nản mà chỉ đơn giản là trở nên tiêu cực trong cuộc sống. Để chắc chắn, hãy để ý những dấu hiệu sau: Cáu gắt, mất hứng thú với các hoạt động, xa lánh xã hội, ý nghĩ tự tử, kém tập trung, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi cơ thể…
Nội dung liên quan
Tăng cường mối quan hệ với người bị trầm cảm
Cho dù có thấy những dấu hiệu trên hay không, việc tăng cường mối quan hệ sẽ hỗ trợ rất nhiều. Thanh thiếu niên trải qua những thay đổi lớn trong thời niên thiếu, và việc có người bên cạnh có thể khích lệ tinh thần cho các em.
Nếu đang thấy những dấu hiệu trên, thì càng có lý do để ủng hộ chúng về mặt tinh thần. Nên lắng nghe một cách chặt chẽ khi chia sẻ cuộc sống, điều này giúp chúng ta hiểu hơn về nhau, hơn hết trầm cảm cần sự kết nối tình cảm và sự tử tế của người thân thiết.
Tránh phán xét hoặc trừng phạt, hãy đồng cảm và nghĩ xem ta có thể cảm thấy thế nào nếu bản thân ở trong vị trí của họ. Bên cạnh đó, cần tránh nói với họ rằng hãy "vượt qua nó", thay vào đó hãy hiểu họ nhiều hơn, tìm cách kết nối tình cảm hay có được những buổi sinh hoạt, vui chơi với những điều mà họ thích, đặc biệt là vẫn dành những sự tôn trọng nhất định trong mối quan hệ.
Tìm kiếm những điều tích cực và khen ngợi
Nếu ai đó chán nản, chúng ta sẽ cần hoan nghênh bằng những lời khen ngợi khi nó được đề nghị. Trầm cảm thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ, buồn bã, cô đơn, lo lắng và bối rối. Khi ta khen ngợi, đồng nghĩa với việc đang nêu bật một chi tiết trong cuộc sống của họ và sẽ giúp họ tỏa sáng hơn một chút.
Con người cũng thường có xu hướng thích được chú ý và nhận được những lời khen ngợi nên những lời nói tích cực từ người xung quanh cũng có thể khiến các bệnh nhân bị trầm cảm được cải thiện, đó đôi khi cũng chỉ đơn giản là những sự yêu thương và quan tâm trong cuộc sống. Thanh thiếu niên bị trầm cảm cần chúng ta nêu bật điều tích cực bởi vì họ thường tập trung vào điều tiêu cực, từ đó giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ chán nản về bản thân và cuộc đời.
Nội dung liên quan
Có sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tinh thần
Nên đến gặp bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần. Hầu hết các bậc cha mẹ không biết đầy đủ về tình trạng sức khỏe tâm thần để biết phải làm gì nếu họ nghi ngờ con mình có thể bị trầm cảm. Vì lý do này, tốt nhất nên được chuyên gia sức khỏe tâm thần đánh giá để có thể tìm hiểu về cách ngăn ngừa trầm cảm cũng như cách vượt qua chứng trầm cảm.
Không có hình ảnh điển hình của bệnh trầm cảm, không phải tất cả thanh thiếu niên trầm cảm đều giống nhau. Trầm cảm là một căn bệnh tiến triển, không được điều trị có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, chúng có thể được điều trị, tâm trạng bệnh nhân sẽ dần ổn định theo thời gian và trở lại hoạt động cuộc sống lành mạnh. Đến gặp chuyên gia cũng sẽ là một kinh nghiệm giáo dục, ta có thể tìm hiểu thêm về bệnh, cách ngăn ngừa và những gì có thể làm để kiểm soát chúng.
Tâm sự là công cụ hiệu quả để chữa lành
Làm việc với một nhà trị liệu, chắc chắn sẽ học về các công cụ đối phó, bất kể có tiếp tục đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần hay không, ta có thể khuyến khích người thân sử dụng các công cụ đối phó để vượt qua chứng trầm cảm và giữ thăng bằng về mặt cảm xúc, ví như những cách để giữ gìn sức khỏe về mặt cảm xúc: Thở sâu, ngủ đều đặn, ăn uống lành mạnh, thể dục, cười, nâng cao tinh thần, theo đuổi sở thích, khám phá đam mê và suy nghĩ về mục tiêu tương lai…
Chúng ta không chỉ có thể khuyến khích ai đó thực hiện những hoạt động lành mạnh này mà nên tham gia cùng họ. Trên thực tế, dành thời gian hàng tuần hoặc hàng tháng để tự chăm sóc và thư giãn cùng nhau có thể hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, bằng cách thực hiện những hoạt động này cùng nhau, ta sẽ mô hình hóa về tầm quan trọng của sức khỏe tình cảm và tâm lý.
Nguồn: TH&PL