Hội chứng "Hikikomori": Dịch bệnh vô tình làm gia tăng hiện tượng sống "ẩn dật"

Ngày càng có nhiều người trẻ sống ẩn dật vì không đáp ứng được kỳ vọng cao của xã hội, cũng như tránh né những áp lực từ cuộc sống hiện đại.

Gen Z, thế hệ những bạn trẻ đa tài trên hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng chính là những con người phải đối diện với vô số những áp lực vô hình. Người ta luôn mặc định họ tài giỏi và xuất chúng nên việc gánh trên vai những định kiến và căng thẳng đã khiến nhiều bạn trẻ quyết định tránh né xã hội, tự thu hình vào những giới hạn và góc khuất của bản thân.

Nỗi sợ thất bại cùng áp lực người trẻ là nguyên nhân chính

Hiện tượng thu mình ở giới trẻ lần đầu tiên được quan sát thấy ở Nhật Bản vào những năm 1990, với tên gọi là "hikikomori" (xa lánh xã hội). Những người sống ẩn dật thường cắt đứt mọi liên lạc với bạn bè, người thân và kể cả cuộc sống bên ngoài sau khi không tìm được công việc danh giá hoặc không đáp ứng được những kỳ vọng của người khác và chính bản thân họ áp đặt lên, những người này luôn tin rằng xã hội cạnh tranh cao nên không cơ hội nào cho họ.

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Những người sống ẩn dật thường cắt đứt mọi liên lạc với bạn bè, người thân và cuộc sống bên ngoài (ẢNH: The Chosun)

Theo The Chosun nhận thấy trong một nghiên cứu của Viện Seoul, có khoảng 2,9% người Hàn Quốc từ 18 - 34 tuổi sống ẩn dật, chỉ rời khỏi nhà để đến cửa hàng tiện lợi, cứ 100 thanh niên Hàn Quốc thì có 3 người và 32% trong số họ được cho là đã sống ẩn dật trong hơn ba năm. Nghiên cứu cho thấy 41,6% thanh niên sống ẩn dật đã không tiếp xúc với thế giới bên ngoài do không có khả năng tìm việc làm, trong khi 17,7% cho rằng họ gặp khó khăn khi tương tác với người khác.

Minoru Ohkusa, giám sát viên tại văn phòng K2 của Hàn Quốc, một nhóm hỗ trợ hikikomori của Nhật Bản đã cho biết: "Các xã hội thường coi trọng năng lực, điều này dẫn đến sự công nhận, nhưng không giống như ở Trung Quốc, các cơ hội đã biến mất ở Hàn Quốc và Nhật Bản do dẫn đến suy thoái kinh tế. Ở phương Tây, thanh niên sống độc lập và những người không có khả năng tự nuôi mình được hưởng phúc lợi, nhưng ở châu Á thì nhiều người trẻ vẫn sống với cha mẹ và cuối cùng trở thành người ẩn dật".

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Khi phải chịu đựng quá nhiều khó khăn và sự cạnh tranh thì trốn tránh là điều nhiều người hướng đến

Kim Hye-won, một giáo sư tại Đại học Hoseo nhận định: "Những người trẻ tuổi đang cảm thấy khó khăn khi phải chịu đựng thất bại trong một xã hội cực kỳ cạnh tranh, nơi bất kỳ ai không có công việc hoặc nền tảng học vấn tốt đều bị đối xử như một kẻ thất bại. Nó đã trở thành khó khăn hơn để tìm việc làm hoặc để đạt được mục tiêu của một người và không có gì ngạc nhiên khi thấy ngày càng nhiều người trở nên ẩn dật".

Dịch bệnh vô tình làm gia tăng hiện tượng ẩn dật

Do lệnh giãn cách kéo dài, cùng với đó là sự gia tăng của các phương tiện truyền thông đã khiến tình trạng người trẻ mắc các hội chứng tâm lý, nhất là khi mọi hoạt động đều phải dừng lại buộc họ có nhiều sự thay đổi trong công việc và sinh hoạt. Từ đây, con người dần suy nghĩ nhiều hơn và càng trở nên áp lực khi không có điều kiện để tìm kiếm cơ hội.

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Bên cạnh việc tiếp nhận điều tiêu cực, họ còn phải chứng kiến sự thành công và hạnh phúc của ai đó

Khoảng thời gian ở nhà, con người thường có xu hướng nhìn về bản thân mình nhiều hơn với những khuyết điểm, lỗi lầm hay những điều bản thân vẫn chưa làm được. Chính điều này mà khiến sự tự ti ở mỗi người trẻ gia tăng dẫn đến tình trạng áp lực trước các khía cạnh và mối quan hệ trong cuộc sống.

Người trẻ cũng có nhiều điều kiện hơn để tiếp xúc với các phương tiện và thời gian rảnh rỗi trong ngày để cập nhật thông tin. Bên cạnh việc phải tiếp nhận những điều tiêu cực, họ còn buộc chứng kiến cuộc sống thành công và hạnh phúc của ai đó. Sự áp lực vì vậy cũng tăng cao, họ hướng về bản thân để tự trách và tìm mọi cách để tránh né xã hội bởi chính những cảm xúc bên trong.

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Khoảng thời gian ở nhà, con người thường có xu hướng nhìn về bản thân mình với những khuyết điểm

Trải qua một thời gian dài chứng kiến những tang thương từ xung quanh nên khi cuộc sống được "bình thường mới" trở lại họ thường có xu hướng tránh né và sợ hãi với việc hòa nhập, dần thích nghi với việc ở nhà cùng lối sống an nhàn, mặc kệ đời. Điều này đã tạo nên những tác động vô cùng lớn đến tư duy của người trẻ, khiến hình thành nên thói quen tiêu cực và tạo điều kiện cho lối sống ẩn dật được lây lan.

Quay lưng với xã hội chỉ là cách "trốn tránh" tạm thời

Chúng ta không thể mãi chỉ sống với những góc tối của riêng bản thân mình, tuy là những cá thể độc lập tách biệt nhưng vẫn tồn tại rất nhiều sự liên kết với xung quanh. Việc lựa chọn lối sống ẩn dật vì những áp lực trong cuộc sống đôi lúc chỉ là cách ta đang bao biện cho sự vô trách nhiệm của bản thân mình với gia đình và cộng đồng, xã hội.

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Lựa chọn ẩn dật vì áp lực chỉ là cách ta đang bao biện cho sự vô trách nhiệm của bản thân mình

Mỗi giây phút ta chấp nhận từ bỏ và an nhàn thì cũng là lúc có rất nhiều người đang nỗ lực để tìm kiếm sự thay đổi và những cơ hội cho bản thân. Chưa nói đến việc có thất bại hay không nhưng khi đã lựa chọn một cuộc sống "lồng kính" cùng sự an phận thì đó chính là sự kết thúc cho những ước mơ và hành trình tuổi trẻ.

Trong thời đại này, đồng ý là người trẻ có quá nhiều những áp lực khiến bản thân trở nên vô cùng mệt mỏi, điều này đôi lúc chỉ mỗi bản thân chúng ta biết được và rất khó để chia sẻ cùng người khác. Ngay thời điểm đó ta có quyền được cho phép bản thân yếu đuối, được nghỉ ngơi và suy nghĩ, cũng như được có những sự giải tỏa nhưng tuyệt đối không nên từ bỏ và chấp nhận sống ẩn dật để bỏ lại một tuổi trẻ với nhiều điều ý nghĩa.

hoi chung hikikomori dich benh vo tinh lam gia tang hien tuong song an dat - anh 0
Khi đã lựa chọn cuộc sống "lồng kính"  an phận thì đó chính là sự kết thúc cho những ước mơ 

Hãy nhìn nhận thực tế nhiều hơn, liệu sự trốn tránh đó của chúng ta sẽ được duy trì bao lâu hay chúng có thể giúp bản thân được bình yên và hạnh phúc hay không? Tất cả đều cho thấy một điều hoàn toàn trái ngược, đó là việc người trẻ phải đối mặt với vô số những rủi ro trong cuộc sống sau này và sống một đời tiếc nuối với tuổi trẻ "ngủ quên" trong chính ngôi nhà của mình.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.

"Bạn ổn không?": Triển lãm "Bưu thiếp từ Đại dịch", không gian để sống thật với cảm xúc

Khi công việc khiến bạn thấy quá khó khăn, hãy sử dụng một "ngày buồn"

Loại bỏ thói quen lướt tin xấu "doomscrolling" thời Covid-19 để sống tốt hơn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ