Loại bỏ thói quen lướt tin xấu "doomscrolling" thời Covid-19 để sống tốt hơn

"Doomscrolling" là hành vi rất dễ thực hiện nhưng nó thực sự có thể có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của chúng ta.

Vào lúc 11:30 tối, bạn biết bạn nên đi ngủ nhưng bạn lại cũng nghĩ rằng việc "lướt" điện thoại nhanh một chút sẽ chẳng có tác hại gì. Và rồi, một thông báo về tin tức mới hiện lên với dòng tiêu đề thu hút, bạn nhấp vào và bắt đầu đọc. Bạn có thể sẽ tò mò nhiều hơn và liên tục nhấp vào những bài báo, tin tức khác vì bạn cần thêm thông tin.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Thói quen "doomscrolling" khiến bạn nhấp và đọc những tin tức vô hạn

Nếu điều này đã từng xảy ra với bạn thì bạn đã trải qua hiện tượng mang tên "doomscrolling" rồi đó! Thói quen này có thể thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn.

Vậy "doomscrolling" là gì?

Doomscrolling là thuật ngữ dùng để chỉ thói quen lướt và đọc một lượng lớn tin tức trên các trang web và mạng xã hội, bất chấp rằng việc đó mang đến những cảm xúc tiêu cực. Hành vi này khác với việc chỉ đọc tin tức hoặc cập nhật thông tin vì nó có thể trở nên dai dẳng đến khó bỏ.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
"Doomscrolling" khác với việc chỉ đọc tin tức hoặc cập nhật thông tin vì nó có thể trở nên dai dẳng đến khó bỏ (Ảnh: TODAY illustration/Getty Images)

Shannon Garcia, một nhà công tác xã hội lâm sàng được cấp phép ở Milwaukee, Wisconsin, cho biết: "Một người chỉ đơn giản là đọc báo trực tuyến hàng ngày và sau đó lướt đi thì đó không phải là 'doomscrolling'".

Cô làm rõ rằng: "Một người nào đó thấy bản thân dường như đang đọc những bản tin vô tận và cảm thấy khó thoát ra khỏi cảm xúc mà những tin tức đó mang lại, dấn đến ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì đấy là 'doomscrolling'".

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
"Doomscrolling" có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta (Ảnh: Simone Golob/Getty Images)

Dấu hiệu của "doomscrolling":

  • Kiểm tra tin tức nhiều lần trong ngày
  • Dành thời gian dài để đọc những tin tức mới
  • Cảm thấy bị thôi thúc cập nhật tin tức liên tục bởi vì bạn cảm thấy như thể bạn sẽ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng
  • Đọc nhiều bản tin về cùng một chủ đề tin tức
  • Tiếp tục nghĩ về các tin tức tiêu cực trong nhiều giờ
  • Cảm thấy khó chịu hoặc buồn hầu như cả ngày sau khi đọc tin tức
  • Bỏ bê các trách nhiệm khác vì chỉ liên tục để ý đến tin tức hoặc do tin tức ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn 
  • Khó ngủ sau khi đọc tin tức

Tại sao chúng ta lại có thói quen này?

Bà Garcia nói: "Khi những điều đáng sợ xảy ra trên thế giới - như đại dịch, vụ xả súng hàng loạt, bất công về chủng tộc - mọi thứ trở nên mất kiểm soát và điều đó thật đáng sợ… Và đọc tin tức là một cách để chúng ta bớt thấy lo lắng hơn.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Đọc tin tức là một cách để chúng ta bớt thấy lo lắng hơn (Ảnh: Glenn Harvey)

Trong tiềm thức, bộ não của chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta tiếp tục đọc tin tức, có thể chúng ta sẽ thấy điều gì đó khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn, mang đến câu trả lời nào đó hoặc chỉ cho chúng ta cách để giữ an toàn".

Vấn đề là: không phải lúc nào cũng có thông tin mới hoặc tin tức tích cực giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Vì vậy, khi hành vi này trở nên "không thể kháng cự" thì tất cả những gì bạn đang thực sự làm chỉ là "tiêu thụ" ngày càng nhiều tin xấu, những tin tức lặp đi, lặp lại. Và điều đó có thể khiến bạn rơi vào trạng thái phản ứng tăng nhạy cảm quá độ.

"Doomscrolling" trong đại dịch Covid-19

Garcia giải thích rằng đại dịch Covid-19 đã khiến cho thói quen "nghiền ngẫm" tin tức tiêu cực trở thành một vấn đề đáng lo ngại hơn vì đại dịch tiến triển quá nhanh: "Chúng ta đã dựa vào các bản cập nhật tin tức liên tục để luôn nắm bắt được thông tin mới. Chính điều này có thể tạo ra thói quen kiểm tra tin tức thường xuyên hơn". Và thói quen đó trở nên khó loại bỏ khi đại dịch tiếp tục kéo dài.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Đại dịch diễn biến nhanh và dai dẳng khiến chúng ta vô thức kiểm tra tin tức nhiều hơn, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều thông tin sai lệch bị lan truyền

Chúng ta cũng nhìn chính mình trên điện thoại và máy tính nhiều hơn. Một cuộc khảo sát cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở Hoa Kỳ đã tăng 55% từ năm 2019 đến năm 2020.

Đại dịch diễn ra đồng thời với sự gia tăng của những thông tin sai lệch, điều này thúc đẩy những cảm xúc như tức giận, sợ hãi và lo lắng khiến chúng ta phải tiếp tục đọc và đọc.

Thói quen này ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Ảnh hưởng đến tinh thần

Tiêu thụ một lượng lớn tin tức tiêu cực có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe tâm thần - đặc biệt là khi bạn đã có tiền sử các hội chứng, bệnh như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
  • Rối loạn do ám ảnh thúc đẩy (OCD)
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • Rối loạn
loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Tiêu thụ quá nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng nhiều hơn (Ảnh: Sophia Iqbal)

Ví dụ, một khảo sát năm 2020 từ một nguồn đáng tin phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông về Covid-19 dẫn đến mức độ lo lắng cũng như căng thẳng, buồn bã và sợ hãi tăng theo.

Một nghiên cứu khác của Đức đã chỉ ra mối liên hệ giữa tần suất, thời lượng và sự đa dạng của việc tiêu thụ tin tức với các triệu chứng trầm cảm gia tăng và lo lắng liên quan đến đại dịch.

Ảnh hưởng đến não bộ

Shannon Garcia nói rằng: "Bộ não của chúng ta được thiết kế để bảo vệ chúng ta và tìm ra các mối đe dọa. 'Doomscrolling' về cơ bản nói với bộ não của bạn rằng xung quanh bạn tồn tại vô số những mối đe dọa mà chúng ta phải nhận thức được. Do đó, não của bạn sẽ duy trì trạng thái cảnh giác cao độ".

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
"Doomscrolling'"về cơ bản nói với bộ não của bạn rằng xung quanh bạn tồn tại vô số những mối đe dọa (Ảnh: Shira Inbar)

Bộ não của bạn liên tục đối mặt với mức độ cao các hormone căng thẳng như cortisol, có thể gây ra phản ứng tăng nhạy cảm quá độ.

Vậy làm thế nào để ngừng "doomscrolling"?

Giống như bất kỳ thói quen nào khác, rất khó để có thể đột ngột ngừng một thói quen, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm một vài điều gì đó để tìm lại sự cân bằng từ từ.

Lên lịch trình

Việc tạo dựng thói quen cho bản thân về thời điểm và liệu bạn có kiểm tra tin tức hay không sẽ có thể hữu ích với bạn.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
(Ảnh: Van Huynh)

Bà Garcia nói: "Tôi thấy bản thân thường xuyên lướt tin tức không ngừng vào buổi sáng trước khi rời khỏi giường, vì vậy, tôi quyết định không mang điện thoại vào phòng ngủ nữa. Điều này buộc tôi phải đọc tin tức vào một thời điểm khác trong ngày và điều đó có hiệu quả với tôi".

Nếu bạn quyết định lập lịch trình đọc tin tức thì có thể xem xét đến cả việc tắt thông báo tin tức để giúp bạn thực hiện đúng lịch trình của mình.

Kết hợp các hoạt động

Nếu bạn tiếp tục cảm thấy bị thôi thúc kiểm tra tin tức thì thay vì thế, dù chỉ là một vài phút ngắn, bạn có thể thử thực hiện một hoạt động khác mà bạn thích.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Thay vì dành thời gian lướt tin tức tiêu cực, bạn có thể thử thực hiện các hoạt động khác mà bạn ưa thích như đọc sách (Ảnh: Alfi Anjum)

Chẳng hạn như thay vì chìm đắm vào những dòng chảy tin tức vô tận, bạn có thể cầm một cuốn sách lên và mở ra đọc, đi dạo với thú cưng hoặc gọi điện cho một người bạn và trò chuyện.

Khiến thuật toán trở nên thông minh hơn 

Khi bạn đọc tin tức tiêu cực, đặc biệt là trên mạng xã hội, các thuật toán sẽ tiếp tục đề xuất những câu chuyện khác về cùng chủ đề hoặc chủ đề có liên quan với bạn. Nhưng bạn có thể thay đổi mọi thứ bằng cách tìm kiếm những tin tức tích cực.

loai bo thoi quen luot tin xau doomscrolling thoi covid 19 de song tot hon - anh 0
Thay đổi thuật toán của mạng xã hội bằng cách tìm kiếm tin tức tích cực (Ảnh: Natalie Matthews-Ramo)

Cuộc sống của chúng ta tồn tại cả những điều tích cực và tiêu cực. Thay vì mải chìm vào những điều khiến bạn lo lắng và buồn bã, bạn hãy thử nhìn lại xung quanh mình, tin rằng vẫn luôn có những "bát cháo hành" có thể tạo nên một ngày của bạn.

Nhận thức được sự phát triển và thay đổi của thế giới là một điều thiết yếu để bắt kịp với thời đại. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự cân bằng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và duy trì sức khỏe tinh thần của bạn một cách ổn định hơn.

Xa xã hội, gần tình thân: Gen Z nhận ra nhiều giá trị đằng sau chính ngôi nhà của mình!

Nên học gì từ Hoàng gia Anh để có những thói quen lành mạnh về sức khỏe giữa dịch bệnh?

"Bình phục" cuộc sống: Gen Z đã nhận ra điều gì sau những ngày dịch bệnh?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ