Ganh tị với bạn bè, những áp lực đồng trang lứa có nên nói ra?

Mỗi cá nhân đều có sự ganh tị nhất định đối với bạn bè cùng trang lứa.

Trong chuyên mục tâm sự của báo The New York Times, một độc giả tên là Hannah đã gửi thư chia sẻ với nội dung như sau: 

"Tôi có một người bạn lâu năm, chúng tôi lớn lên cùng nhau trong một thị trấn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi chuyển đến các thành phố khác nhau để lập nghiệp. Cô ấy đang làm rất tuyệt ở chỗ làm, nhưng tôi thì không, và tôi cực kỳ ghen tị với cô ấy. 

Chúng tôi thường nhắn tin và nhận xét trên Instagram của nhau, nhưng tôi phải đấu tranh để cảm thấy hạnh phúc cho cô ấy. Hầu hết thời gian, tôi cảm thấy tức giận khi nghe về thành tích của cô ấy, mặc dù cô ấy không phải là người hay khoe khoang. 

ganh ti voi ban be nhung ap luc dong trang lua co nen noi ra - anh 0

Tôi đang nghĩ đến việc chia sẻ cảm xúc của mình với cô ấy. Việc chia sẻ có thể giúp loại bỏ những nỗi ghen tị bỏng rát tôi cảm thấy trong lồng ngực khi nghĩ về cô ấy không? Hay tôi chỉ là một người bạn tồi?" 

Cảm xúc ghen tị nói trên không chỉ có mình Hannah trải qua. Trên mạng xã hội, không khó để thấy những từ lóng như GATO được sử dụng để bày tỏ nỗi ghen tị mỗi cách ý nhị và hài hước. 

Chúng ta ít khi nghiêm túc thừa nhận, nhưng thực tế chúng ta ghen tị rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Mạng xã hội như Facebook hay Instagram chỉ góp phần tô điểm thêm điều này, khi chúng ta hầu như luôn phô bày những gì tốt nhất của bản thân trên đó.

ganh ti voi ban be nhung ap luc dong trang lua co nen noi ra - anh 0

Vậy phải làm sao khi cảm thấy ghen tị với ai đó, đặc biệt khi người đó là thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết, người bạn nên cảm thấy vui mừng cho những thành công của họ mới phải?

Việc thẳng thắn chia sẻ những lỗ hổng trong trái tim chúng ta với đối tượng có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ của đôi bên. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn chia sẻ, chúng ta cần phải nhìn sâu vào bên trong mình trước. 

Theo kinh nghiệm của chuyên gia tâm lý, sự đố kỵ thường xuất hiện khi bạn cảm thấy mình không "đủ giỏi" để đạt được những gì người khác đang có. Những người tài giỏi sẽ không mất thời gian lo nghĩ về những gì người khác đạt được, họ dành thời gian đó để trau dồi bản thân. Sự đố kỵ liên quan nhiều đến lòng tự trọng của một người: Bạn cảm thấy mình kém cỏi và không đủ giỏi, như người kia.  

ganh ti voi ban be nhung ap luc dong trang lua co nen noi ra - anh 0
Ảnh: Kelly Beeman

Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng sự trắc ẩn với chính mình. Hãy thừa nhận những cảm xúc tiêu cực bạn có trong lồng ngực trước, và tìm cách vượt qua nó bằng hành động. Nếu bạn cảm thấy sự nghiệp của mình không phát triển tốt như bạn bè, hãy suy nghĩ lại về những gì mình thể hiện và tìm cách thay đổi để trở nên tốt hơn. 

Đừng quên rằng đường đời còn dài, việc đặt bản thân lên bàn cân cùng với người khác, dù không thể tránh khỏi, nhưng nó không đem lại kết quả tốt, hiếm khi hữu ích. Bên cạnh cuộc nói chuyện thân tình với đối tượng để thành thật về nỗi bất an của bạn với họ, hãy nhìn sâu hơn vào mặt tối đằng sau những thành tích. Bởi vì những hình ảnh đẹp đẽ đăng trên mạng xã hội thường có một hậu trường mệt mỏi và cô đơn ít ai hiểu được. 

Theo The New York Times.

Sanwich Genaration: Thế hệ bánh mì kẹp áp lực hơn trong giai đoạn hậu Covid-19

Chọn kết giao với người tài giỏi sẽ khiến bạn thành công hay áp lực?

Bạn bè đua nhau khoe thành tích mùa dịch: Bạn có đang áp lực vì lại thêm một năm "xé nháp"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ