Hậu quả vô hình của dịch Covid-19: Hệ lụy tâm lý kéo dài, khó lòng quên được nhiều sự kiện

Dịch bệnh Covid-19 đã để lại cho chúng ta những mất mát, hệ luỵ kéo dài khi trở về cuộc sống "bình thường mới".

Hậu quả vô hình gián tiếp của dịch bệnh sẽ là con số mãi không thể thống kê. Đó là những nỗi đau về tâm hồn, là những đòn sang chấn tâm lý hay những nỗi ám ảnh kéo dài về sau.

Hậu quả của dịch Covid19 để lại là những con số "biết nói" 

Kể từ ngày dịch bệnh bùng phát trở lại, những con số bắt đầu "biết nói" khiến ai nấy đều cảm thấy bàng hoàng.  Số ca nhiễm ngày một tăng và biến động không ngừng qua mỗi ngày, số người tử vong liên tục được cập nhật. Những tổn thất về kinh tế, xã hội gây thiệt hại hàng chục, hàng trăm tỷ.

Tính đến nay, Việt Nam có hơn 766 nghìn ca nhiễm, hơn 18.758 ca tử vong. Số người đã tiêm đủ liều vaccine là 8,29 triệu người ở các tỉnh, thành phố. Ngành y tế cũng đã thiết lập nhiều bệnh viện dã chiến ở các tỉnh, thành phố để điều trị bệnh nhân Covid-19. Dự kiến trong khoảng thời gian tới sẽ có nhiều bệnh viện đi vào hoạt động.

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Bên cạnh đó, dịch Cocid-19 còn gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội. Nó đã và đang tác động tiêu cực đến các lĩnh vực như du lịch, hàng không, dệt may, điện tử, nông thủy sản. Trong tháng 6 đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5 % so với cùng kỳ năm 2020. Số lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50%. Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn.

Dịch Covid-19 đã đẩy những phận đời rơi vào cảnh khốn khó, đặc biệt là trẻ em. Theo số liệu mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, hơn 1.500 trẻ em ở TP.HCM đã mồ côi do dịch Covid-19, trong đó có hơn 1.000 trẻ em đang học tiểu học và THCS.

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 kéo dài suốt những tháng qua, mỗi ngày chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: số ca mắc bệnh mỗi ngày, số người tử vong, số người đã được tiêm vaccine hay số ca đã khỏi bệnh,... Nhưng có lẽ những hậu quả vô hình gián tiếp của dịch bệnh thì không thể thống kê. Đó là những nỗi đau về tâm hồn, là những đòn sang chấn tâm lý hay những nỗi ám ảnh kéo dài về sau.

Covid-19 còn để lại những hệ lụy lớn với sức khỏe tâm thần 

Những ngày qua, tất cả chúng ta đã sống trong chuỗi ngày vô cùng khó khăn vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên canh những tác động hữu hình của dịch bệnh lên đời sống của mọi người thì nó còn kéo theo những tác động vô hình đối với đời sống tinh thần trước, trong và sau đại dịch.

Dịch bệnh khiến cuộc sống của chúng ta bị rơi vào vòng quay khác biệt với đời sống thường ngày. Cuộc sống của nhiều người giờ đây là những khu cách ly, bị phong tỏa, công việc bị đình trệ, cô đơn kéo dài,... Việc sử dụng Internet gia tăng, thông tin nhiễu gây hoang mang dư luận khiến cho đời sống tinh thần bị áp đảo. Từ các vấn đề thực tiễn của dịch bệnh dẫn đến gia tăng sự phát sinh các bệnh lý về tâm thần.

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra lời khuyến cáo và cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tâm thần - tâm lý từ tháng 3/2020. Dịch Covid-19 làm gia tăng nỗi lo về sự kỳ thị. Kế đến là sự sợ hãi và ám ảnh. Sau đó dẫn đến sự sang chấn tâm lý hay các bệnh tâm lý nặng mà những người trong đại dịch có thể gặp phải.

Sống trong đại dịch, chúng ta không khỏi lo sợ về tình trạng sức khỏe của chính mình, của người thân hay bất kỳ ai xung quanh. Lo sợ sự tiếp xúc với mọi người trong trạng thái kỳ thị hay bị kỳ thị. Sống trong sự cách ly, người ta không khỏi tránh những tâm lý hoang mang, nỗi sợ đến từ sự cô đơn khi bị đứt gãy các kết nối. Theo nghiên cứu của Kimberley Norris, đã phát hiện rằng khi người bị cách ly vì đại dịch, học có xu hướng xoay vòng những giai đoạn cảm xúc khác nhau. Dẫn đến sự rối loạn - trăng mật - oán giận - tái hợp - tái hòa nhập.

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Các bệnh lý tâm thần trong đại dịch cũng gia tăng. Theo nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện hồi sức Thủ Đức có 67% số bệnh nhân mong muốn được điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị bệnh. Các chẩn đoán của vấn đề tâm thần trong đại dịch có thể thường thấy như triệu chứng ám ảnh khi ký ức tái diễn về dịch bệnh được lập lại trên truyền thông. Cảm xúc tiêu cực liên quan đến dịch bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự sát.

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Ở mức độ nặng hơn, những nỗi đau về tâm lý như việc mất người thân, gia đình ly tán, sự cô đơn ở lại có thể dẫn đến rối loạn stress. Tình trạng tái diễn những suy nghĩ, hình ảnh đau khổ lặp đi lặp lại có khả năng gây trầm cảm.

Mọi thứ sẽ trở lại sớm thôi, chỉ cần mỗi người chúng ta là một tế bào khỏe mạnh 

Chẳng ai mong muốn điều không hay xảy đến với mình và những người thân quen. Tuy nhiên mỗi người vẫn có thể bình tĩnh đón nhận, đương đầu với những biến cố ấy hoặc xem đó là thử thách để hoàn thiện bản thân và sống lạc quan hơn... Hãy thiết lập cho mình thói quen mới trong mùa giãn cách để những ngày ở nhà không còn nhàm chán bằng những hiệu quả đến từ việc đọc sách, nấu ăn, trồng cây,...

hau qua vo hinh cua dich covid 19 he luy tam ly keo dai kho long quen duoc nhieu su kien - anh 0

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng cần cố gắng giữ cho mình nguồn năng lượng tích cực. Đừng để những bất ổn, lo lắng trong tâm trí bạn trở thành gánh nặng cho bản thân và mọi người xung quanh. Điều đó ảnh hưởng đến mỗi người sau khi cuộc sống bình thường trở lại.

Những ngày tươi đẹp giúp ta hiểu hơn giá trị của hạnh phúc; những ngày khó khăn lại cho ta biết thích nghi với những gì đang có và chính những ngày giãn cách này dạy chúng ta luôn phải sống lạc quan.

Work from home và những con số biết nói, biến người nghèo thành người giàu bằng việc "tiết kiệm"

Singapore và 7 bước để chung sống trong "bình thường mới" sau Covid-19

Gen Z ở các tỉnh thành khác nghĩ gì về chuyện trở lại Sài Gòn sau "bình thường mới"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ