Giới trẻ e ngại bỏ khẩu trang, không phải tại Covid-19!

Nguyên nhân cho việc này không hoàn toàn đến từ nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Năm đầu đại học của Belle Lapos bắt đầu vào năm 2020, bằng sự kết hợp giữa học tại nhà và học trực tiếp ở Minnesota, Washington.

Đến năm thứ hai, cô trở lại học toàn thời gian tại trường, và mọi người đều đeo khẩu trang. Cho đến khi cách đây vài tuần, trường học bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang khiến cô và bạn bè cảm thấy bối rối.

gioi tre e ngai bo khau trang khong phai tai covid 19 - anh 0
Nhiều người trẻ cảm thấy bối rối khi phải cởi bỏ khẩu trang trong cuộc sống bình thường mới (Ảnh: Golden Cosmos)

Những người bạn của cô vẫn quyết định đeo khẩu trang, nhưng họ nghĩ sẽ bị mọi người đánh giá. Belle cho biết: "Trong hai năm liên tục chỉ nhìn thấy một nửa khuôn mặt của nhau, sau đó để lộ toàn bộ khuôn mặt trước người khác khiến chúng tôi cảm thấy bất an".

Belle và bạn bè cô không phải là trường hợp riêng biệt. Khi chuyện đeo khẩu trang được gỡ bỏ trong trường học tại Mỹ, nhiều thanh thiếu niên có những cảm xúc lẫn lộn. 

Sophia Choukas-Bradley, Nhà tâm lý học lâm sàng và Giám đốc Phòng thí nghiệm dành cho thanh thiếu niên tại Đại học Delaware, cho biết: "Việc cởi bỏ khẩu trang thể hiện một sự chuyển đổi xã hội trong giai đoạn những người trẻ đang rất nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về họ. Thế nên, dĩ nhiên sự chuyển đổi này không dễ dàng".

gioi tre e ngai bo khau trang khong phai tai covid 19 - anh 0
Nhiều bạn trẻ đã quen với việc đeo khẩu trang, điều đó giúp họ tăng thêm sự tự tin thay vì lộ diện với gương mặt không có gì che chắn (Ảnh: Vox)

Bắt đầu từ những năm trước và trong tuổi thiếu niên, người trẻ thường phát triển trạng thái tâm lý "khán giả tưởng tượng" (Imaginary audience). Điều này họ cảm thấy luôn bị chú ý và những khuyết điểm dường như bị phóng đại. Do đó, họ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn với bạn bè cùng trang lứa, và các tiêu chuẩn văn hóa về cái đẹp trở nên vô cùng quan trọng.

Seth Pollak, nhà tâm lý học và giám đốc Phòng thí nghiệm cảm xúc trẻ em tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết, khán giả tưởng tượng sẽ định hình cách suy nghĩ của thanh thiếu niên về những thứ bình thường như phong cách ăn mặc, hay lời phát biểu trong lớp.

Trong khi một người trưởng thành đi mua giày mới sẽ nghĩ về chi phí hoặc sự thoải mái, trong khi một thanh thiếu niên quan tâm hơn về những gì những người khác sẽ nghĩ khi họ bước vào lớp trong đôi giày mới. Những người đó thậm chí có thể là người họ ghét. 

Tiến sĩ Choukas-Bradley nói: "Khán giả tưởng tượng đã dần không còn chỉ là tưởng tượng. Bởi vì tại bất kỳ thời điểm nào, tôi có thể bị chụp ảnh hoặc quay video, và không thể biết được có bao nhiêu người đang nhìn vào tôi".

gioi tre e ngai bo khau trang khong phai tai covid 19 - anh 0
Người trẻ thường phát triển trạng thái tâm lý 'khán giả tưởng tượng' (Ảnh: BBC)

Nhiều nghiên cứu cho thấy phương tiện truyền thông xã hội làm trầm trọng thêm những vấn đề thanh thiếu niên đã có về ngoại hình và lo lắng bị đánh giá. Ngay cả khi xảy ra dịch bệnh, nhiều người vẫn quan tâm về việc trông hấp dẫn trên mạng xã hội, bằng chứng là ý tưởng ai đó có thể che giấu những khuyết điểm trên mặt dưới lớp khẩu trang để trở nên hấp dẫn hơn đã trở thành một trào lưu trên TikTok. 

Cách để vượt qua thời kỳ này, không gì khác ngoài việc trò chuyện cởi mở với người thân và bạn bè thân thiết xung quanh. Tiến sĩ Bradley gợi ý thanh thiếu niên hãy dán nhãn cảm giác đó. Cô cho biết, thanh thiếu niên dễ bị cơn sóng cảm xúc đánh ụp, việc dán nhãn giúp họ bình tĩnh hơn để suy xét thay vì bị cuốn theo chúng. 

Cuối cùng, quan trọng nhất là chúng ta đều không cô đơn trong hành trình trưởng thành

Hiệu ứng Werther - Bắt chước tự sát là gì?

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú: 'Tự tử có tính lây lan'

Alo Gen Z: Sẽ thế nào nếu phụ huynh kỳ vọng sai cách?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ