Có vô số bạo lực ngầm đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao người ta lại đối xử nặng nề với nhau như vậy khi cuộc sống đã đủ khó khăn?
Trong số những lo lắng của người lao động thì "ma cũ bắt nạt ma mới" là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng. Bình thường, chúng ta vẫn nghĩ một cách nhẹ nhàng rằng "ma mới bắt nạt ma cũ" không chỉ tồn tại ở công sở mà nó xuất hiện ở tất cả những nơi có nhiều người tụ tập.
Tuy nhiên, vấn đề này không hề "nhẹ nhàng" chút nào. Những đau khổ về tâm lý mà nạn nhân phải chịu còn nặng nề hơn là bị bắt nạt ở công sở. Kết quả là có nhiều người đã không thể chịu đựng được mà phải tìm công việc mới. "Nạn nhân" chính của hiện tượng này chính là những "ma mới" đã có kinh nghiệm trong công việc.
Bạo lực của sự im lặng
Lý do mà sức mạnh của thế lực ma cũ bắt nạt ma mới đáng gờm như vậy là vì nó cản trở những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Các kiểu "bắt nạt" mà nhân viên văn phòng thường kể đến là "không chia sẻ thông tin hoặc tài liệu liên quan đến công việc", "không công nhận cách thức làm việc", "nói chuyện với chủ đề chỉ mình họ biết", "bị phớt lờ ý kiến hoặc câu chuyện", "bị phân chia nhiều công việc quá mức", "không được chào hỏi".
Trong số này, ngoại trừ "bị phân chia nhiều công việc quá mức" thì có thể thấy điểm chung của những hành động còn lại chính là "bài trừ".
Con người là tồn tại mang tính xã hội. Nếu bạn ở trong trạng thái bị cô đơn, một mình hoặc không thể gia nhập vào nhóm người hay tập thể nào đó, bạn sẽ trải qua nỗi đau tâm lý như cô đơn và bất an. Để tránh những nỗi đau như vậy, con người mới mong muốn thuộc về một tập thể hay tổ chức và có nhu cầu giao tiếp, giao cảm với những tồn tại khác.
Maslow cũng giải thích nhu cầu này thông qua Tháp nhu cầu Maslow là "Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm". Việc bài trừ hoặc bỏ mặc một sự tồn tại giống như loại bỏ đi nhu cầu cơ bản của con người. Những tình huống không đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất sẽ khiến chúng ta tuyệt vọng và nản lòng chứ không chỉ dừng lại ở sự thất vọng. Không chỉ vậy, nếu sự bất mãn đó là kết quả do người khác cố tình chứ không phải là do bản thân thì đau khổ do bị bài trừ và làm ngơ còn lớn hơn nữa.
Không cần phải chứng minh rằng cuộc sống công sở không hề dễ dàng. Dù vậy thì lý do để chúng ta chịu đựng và vượt qua đó là nó vừa là phương tiện để chúng ta sống sót, lại vừa là một phần lớn trong cuộc sống của mỗi người. Và thật sự rất khó để hiểu được lý do tại sao những người cùng làm việc vất vả như vậy lại tỏ ra khó chịu và "bắt nạt" lẫn nhau.
Bản chất của "ma cũ bắt nạt ma mới"
"Lý do mà tôi không chia sẻ thông tin hay tài liệu liên quan đến công việc không phải là do tôi muốn gây khó khăn cho họ đâu, mà là vì tôi nghĩ rằng họ là người đã có kinh nghiệm rồi thì có thể làm tốt mà không cần tới những thứ đó. Việc không thừa nhận phương thức làm việc không phải là coi thường thực lực mà là do cách thức ấy vi phạm đến quy tắc và truyền thống của riêng tổ chức hiện tại".
"Nói chuyện với chủ đề mà chỉ chúng tôi biết thì chúng tôi không có ý khiến họ không tham gia trò chuyện cùng mà đó chỉ là những mẩu đối thoại mà trước giờ chúng tôi vẫn nói với nhau. Không phải là phớt lờ ý kiến hoặc câu chuyện mà chỉ là vì tập trung vào những suy nghĩ khác, không phải là cố tình không chào hỏi mà là vô tình bỏ lỡ thời điểm để chào".
"Còn việc nghĩ rằng bản thân bị phân chia nhiều công việc quá mức chỉ là do họ nhạy cảm nghĩ mình là người bị thiệt. Vốn dĩ vị trí đó phải xử lý khối lượng công việc như vậy và nếu là người đã có kinh nghiệm thì đương nhiên có thể làm được".
Câu trả lời này khiến ma mới xấu hổ vì từng nghĩ rằng họ bị ma cũ bắt nạt, thậm chí khiến họ thấy áy náy vì đã hiểu lầm. Nhưng mà liệu những lời này có phải là sự thật? Các học giả và nhà nghiên cứu nói rằng "tẩy chay" nơi làm việc có ba chức năng khi từ chối và bài xích người khác, hay nói cách khác, có 3 lý do khiến ma cũ bắt nạt ma mới:
Thứ nhất, bảo vệ tập thể khỏi những cá nhân không an toàn hoặc không hợp tác. Sự bài trừ ở thời điểm này là phương tiện để nắm bắt hành động và thái độ của đối tượng rồi điều chỉnh chúng cho phù hợp với tổ chức.
Thứ hai, người bắt nạt muốn khẳng định, thị uy những thứ như lòng tự trọng, cảm giác thuộc về một tập thể, khả năng kiểm soát của bản thân. Điều này tương tự như việc những kẻ quấy rối hoặc bắt nạt tập thể tại nơi làm việc bắt nạt kẻ yếu để đạt được cảm giác vượt trội, chiếm ưu thế.
Thứ ba, nhằm "trục xuất" những cá nhân được cho là không phù hợp với nhóm, tập thể.
Trước tiên, không thể xem hành động ma cũ bắt nạt ma mới là việc làm với mục đích bảo vệ tổ chức được. Giả sử như người ta đúng là có mục đích như vậy thì nguyên nhân chính của việc "bắt nạt" là do sự xuất hiện của những người ít có kinh nghiệm và không hợp tác. Tuy nhiên, hầu hết các vụ ma cũ bắt nạt ma mới xảy ra trước khi người ta có đánh giá đúng về người mới gia nhập tổ chức.
Cũng không có việc "bắt nạt" nào là để khẳng định quyền lực, thị uy. Và việc không nhận được lời chào không lý nào lại giúp nâng cao lòng tự trọng và việc ý kiến bị phớt lờ cũng không thể khiến người ta thấy mình thuộc về tổ chức hơn. Việc giao quá nhiều công việc cũng rất có thể có liên quan đến khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, để khẳng định khả năng kiểm soát thì cần phải củng cố quyền hạn chứ không phải là lạm dụng quyền hạn.
Còn lại chức năng "trục xuất" những cá nhân được cho là không phù hợp với nhóm, tập thể. Trước tiên, nếu không được chia sẻ thông tin hoặc tài liệu liên quan đến công việc thì rất khó để tạo ra thành quả. Ngoài ra, nếu phương thức làm việc hiện tại không được công nhận thì việc thích ứng theo cách thức làm việc mới sẽ khó để có thể đảm bảo thành quả làm việc so với phương thức quen thuộc.
Như vậy, làm sao có thể đánh giá cao về những người không có thành tích công việc tốt và không thể xây dựng quan hệ? Dù là nhân viên mới hay nhân viên có kinh nghiệm thì cũng vậy. Cuối cùng, không còn cách nào khác ngoài việc cho rằng họ là người không xứng đáng được gia nhập tập thể.
Động cơ đó không liên quan gì đến việc cảnh giác với "ma mới", cảm giác vượt trội vì là người của tổ chức hay là sự mặc cảm với người có năng lực cả. Mục đích của "ma cũ bắt nạt ma mới" chỉ đơn giản là vì không hài lòng nên muốn "đuổi" đi mà thôi.
"Ma cũ bắt nạt ma mới" là điều tồi tệ đã ăn sâu, cắm rễ từ lâu
"Ma mới" bị đối xử như một người vô hình. Dù có nói chuyện thì cũng không có người lắng nghe và cũng không có người bắt chuyện. Đó là lý do tại sao phương Tây gọi "tẩy chay" là "im lặng" (silent treatment - im lặng, không giao tiếp với đối phương, thể hiện sự bất đồng). Họ cắn răng chịu đựng và cố gắng hết sức, nhưng lại không hề nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh mà chỉ biết vùng vẫy một mình. Ngay cả khi đạt được thành quả, phản ứng của những người xung quanh cũng chỉ là sự lạnh nhạt.
Nhiều người không thể chiến thắng được sự bắt nạt, lòng tự tôn bị sụp đổ và không thể hiện được năng lực làm việc vốn có. Tuy nhiên, dũng khí để rời đi không thể an ủi được tâm trạng bi thảm của việc bị đẩy ra rìa.
Có rất nhiều người nói thật nhẹ nhàng trong những tình huống này mà không hề suy nghĩ đến nạn nhân bị bắt nạt: "Nơi có nhiều người vốn dĩ là vậy mà. Cố chịu đựng đi", "Nếu là người có kinh nghiệm thì chuyện đó là chuyện nhỏ mà, không phải sao?", "Chắc vẫn còn lạ nên vậy thôi, chứ không có ác ý đâu. Gắng thích ứng xem sao"...
Trong số đó, "nghi lễ thông qua" là câu nói vô trách nhiệm nhất. "Ma cũ bắt nạt ma mới" là một loại bắt nạt, quấy rối nơi làm việc. Nếu mục đích của việc bắt nạt là gây tổn thương, thì mục đích của "ma cũ bắt nạt ma mới" là loại bỏ họ ra khỏi tổ chức. Dù là loại bắt nạt nào thì đều gây ra thương tổn, vì thế mà việc cho rằng đó chỉ là "nghi lễ thông qua" chẳng khác gì thừa nhận việc bắt nạt là chính đáng.
Bạo lực vô hình ở nơi làm việc xảy ra giữa các cá nhân. Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài thì đúng là chuyện cá nhân nhưng nếu suy xét kỹ hơn thì đây còn là vấn đề của tập thể, của tổ chức. Bởi một tổ chức được tạo thành bởi các cá nhân. Những hành vi bạo lực không nhìn thấy ở nơi làm việc như bắt nạt, quấy rối và ma cũ bắt nạt ma mới nên được xử lý ở cấp độ tổ chức.
Nếu là cấp trên được tín nhiệm và có đạo đức thì việc có thể xử lý hiện tượng này không phải là chuyện phi thực tế. Thiết nghĩ, phải làm vậy thì mới được coi là sự tận tâm và phép lịch sự "thực tế" đối với nhân viên của mình.
Nguồn: TH&PL