#BoycottNike: Làn sóng tẩy chay toàn cầu sau phát ngôn "Thương hiệu cho người Trung Quốc"

Sau phát ngôn không sử dụng bông Tân Cương thì làn sóng tẩy chay nặng nề đến từ người dùng, thậm chí là các sao VBiz đối với Nike tại Trung Quốc ngày một lan rộng.

Sau vài tháng, cơn thịnh nộ đối với Nike lại tiếp tục diễn ra trên diện rộng khi CEO của nhãn hàng này tuyên bố gây sốc khi cho rằng Nike là: "Thương hiệu của Trung Quốc và cho Trung Quốc".

Sự việc bắt đầu nóng lên vào gần cuối tháng 3/2021 khi Nike có nội dung tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại về các báo cáo liên quan đến tình trạng lao động cưỡng bức ở Khu tự trị tộc người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nike không cung cấp các sản phẩm từ Tân Cương và chúng tôi cũng đã xác nhận với các nhà cung cấp mà chúng tôi hợp tác về việc không sử dụng bông, sợi dệt từ khu vực này”.

Ngay sau đó Nike phải chịu sự tẩy chay nặng nề từ phía dân mạng Trung Quốc, một cuộc tẩy chay lớn với nhãn hàng này liên tục xảy ra. Vào ngày 25/3 công ty quản lý của nam diễn viên, ca sĩ Vương Nhất Bác tuyên bố chấm dứt hợp đồng với vai trò là đại sứ của nhãn hàng này.

boycott nike lan song tay chay toan cau sau phat ngon thuong hieu cho nguoi trung quoc - anh 0

Nike được biết đến như một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường quần áo thể thao ở Trung Quốc nên công ty nhắm tới việc đầu tư mạnh tay vào hoạt động thị trường nơi đây. Nhưng trước làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ phía dư luận thì trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh vừa rồi, John Donahoe – CEO Nike gây bất ngờ với phát ngôn tranh cãi: “Chúng tôi đang là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đây, chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và cho người Trung Quốc. Tài sản lớn nhất chúng tôi có ở Trung Quốc là niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng cảm thấy kết nối sâu sắc và mạnh mẽ với Nike, Jordan và thương hiệu Converse tại Trung Quốc. Điều đó là thật”. 

Tuyên bố vừa được nêu lên thì Nike lại tiếp tục “chịu hạng” với làn sóng tẩy chay Nike (#BoycottNike) lan rộng toàn cầu trên Twitter.

“Nên tẩy chay Nike, họ vốn chẳng quan tâm tới khách hàng Mỹ".

“Hãy ngừng mua đồ của Nike!”

“Đừng mua hàng của Nike”.

boycott nike lan song tay chay toan cau sau phat ngon thuong hieu cho nguoi trung quoc - anh 0

Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên nhãn hàng này phải chịu làn sóng tẩy chay từ phía dư luận. Quay lại vụ việc năm 2018 khi Nike mời cầu thủ bóng bầu dục Colin Kaepernick làm gương mặt đại diện cho chiến dịch quảng bá “Just do it” của mình. Vấn đề ở việc chàng cầu thủ này từng từ chối hát Quốc ca để tuyên chiến với ông Trump trong một trận bóng.

Chàng cầu thủ da màu này như người tiên phong, kêu gọi các thành viên của Liên đoàn Bóng Bầu dục Quốc gia Mỹ (NFL) chọn quỳ gối và chỉ đứng dậy khi Quốc ca kết thúc. Hành động được cho là đấu tranh cho nạn phân biệt chủng tộc này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều vì đây được xem là hành động không tôn trọng Quốc Gia của các cầu thủ. 

boycott nike lan song tay chay toan cau sau phat ngon thuong hieu cho nguoi trung quoc - anh 0

Việc chọn chàng cầu thủ này làm đại sứ đã khiến nhiều người rất bất bình và phẫn nộ. Trên Twitter xuất hiện các hình ảnh và clip ghi lại cảnh khách hàng tức giận tự tay đốt các mặt hàng đến từ nhãn hiệu Nike. Trong 3 ngày liên tiếp cổ phiếu của Nike đã tụt giảm 3% tại thị trường Mỹ trong khi làn sóng tẩy chay vẫn leo thang.

Liên hệ sự việc ở năm 2018 và thời điểm hiện tại ta thấy được các nhãn hàng như Nike đã và đang rơi vào thế cạnh tranh bất lợi. Ngoài việc phải hứng chịu sự tẩy chay từ người dùng thì nhãn hàng này còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nội địa. Một mặt Trung Quốc đang làm rất tốt công tác giáo dục khi thế hệ trẻ sau này của họ có tinh thần dân tộc rất cao và họ thông minh hơn trong việc quyết định lựa chọn các thương hiệu phù hợp với lòng tự tôn dân tộc mình. 

boycott nike lan song tay chay toan cau sau phat ngon thuong hieu cho nguoi trung quoc - anh 0

Trong bối cảnh như hiện tại, khi người dùng đang rất tức giận và quay lưng với các nhãn hàng: Nike, Adidas, H&M… thì các thương hiệu trong nước cũng gấp rút xây dựng thương hiệu và các chiến lược về truyền thông để có thể cạnh tranh từ những lợi thế đặc biệt và chưa từng có. Vậy đây có phải là thời điểm hồi sinh cho các thương hiệu nội địa Trung Quốc?

Dẫu vậy, nhưng dù có tham vọng thay thế thì các nhãn hàng Trung Quốc vẫn khó có thể thay thế các nhãn hiệu lớn như Nike. Điều này có thể thấy ở việc mặc dù phải chịu nhiều sự chỉ trích nhưng mặt hàng Nike vẫn bán rất cháy hàng, với lượt đăng ký mua cực khủng.

Lý giải cho việc này là thương hiệu Nike có mối quan hệ rộng trong giới thể thao và tích cực hợp tác để đưa ra những sản phẩm chất lượng. Từ đó tạo mối quan hệ với khách hàng rất lớn và đó là điều kiện tiên quyết cho việc trụ vững của nhãn hàng lớn như Nike.

Gen Z "công kích" Gen M: “Hãy đốt những chiếc skinny jeans quê mùa đi!"

Thời gian rảnh của Gen M và Gen Z khác nhau như thế nào trong thời Covid-19?

“Chọn một tụ bài”: Xu hướng "tâm linh" đậm chất Gen Z

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ