Bạo lực ngôn ngữ - vũ khí giết người vô hình

Ranh giới giữa việc quát mắng để người khác nhận ra được lỗi sai quả đến bạo lực ngôn ngữ thật sự rất mong manh.

Vết thương do đòn roi rồi cũng sẽ lành lại. Vết sẹo trên da thịt sẽ còn đó nhưng không còn đau nữa. Thế nhưng sự tổn thương do lời nói thốt ra sẽ không bao giờ lành lại cũng chẳng thể hết đau. Đến bao giờ mọi người mới nhận thức rằng bạo lực ngôn ngữ mới thực sự là kiểu bạo lực gây tổn thương lớn nhất!

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Bạo lực ngôn ngữ đáng sợ tới mức nào

Theo một cuộc nghiên cứu khoa học: "Cứ 20 người lại có một người phải chịu bạo lực ngôn ngữ, mỗi 50 người lại có một người tự sát vì mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ, nhẹ thì có thể bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn tới hành vi giết người tự sát".

Gần như ai trong chúng ta cũng từng có lần là nạn nhân của bạo lực ngôn ngữ. Body shaming, chế nhạo, lăng mạ… tất cả những hành vi đó đều là bạo lực ngôn ngữ. Điều đáng sợ của bạo lực ngôn ngữ là nó giết chết người ta từ bên trong.

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Từng chút một chối bỏ bản thân, cảm thấy phẫn uất để rồi dẫn tới các bệnh lý như rối loạn tâm lý, trầm cảm,… và nó khiến người ta nghĩ tới tự tử chỉ trong vài phút nghĩ quẩn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15-29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông. Thống kê này đủ để khiến tác hại của bạo lực ngôn ngữ hiện hình rõ ràng hơn bao giờ hết.

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Bạo lực ngôn ngữ bị xem nhẹ

Người gây ra bạo lực ngôn ngữ thường lại là những người quen thuộc nhất với nạn nhân. Đó là cha mẹ, thầy cô, họ hàng, bạn bè,…

Cha mẹ thường nhầm lẫn giữa việc dạy dỗ con cái và bạo lực ngôn ngữ. Mắng chửi để con nhận ra lỗi sai, để con nên người nhưng những câu "Đồ ăn hại", "Mày xem con nhà người ta…", "Sao tao lại đẻ ra thứ ngu dốt như mày",… thì đã không còn là lời dạy dỗ nữa.

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Năm 2019 một cô bé sinh năm 2003 đã nhảy cầu tự tử và bức thư em để lại có nội dung: "Con cũng đã cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân nhưng dù con có làm gì đi nữa thì trong mắt mẹ con luôn là một đứa vô dụng và tệ hại. Đáng ra con không nên xuất hiện trên trái đất này".

Người ta thường nói "lời nói gió bay" nhưng sự thật lời nói có thể gây tổn thương cho một người tới mãi mãi về sau. Và cũng bởi những lời nói sẽ không gây ra hậu quả ngay nên người ta chẳng mấy khi nhận ra lỗi lầm của mình. Người ta sẵn sàng lao vào cứu giúp người bị đánh đập nhưng lại chẳng can thiệp khi một người đang bị mắng chửi thậm tệ.

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Hãy dừng việc "giết người không dao"

Đã có nhiều bài báo lên án hành vi bạo lực ngôn ngữ, lên án body shaming,… nhưng việc bạo lực ngôn ngữ vẫn xảy ra mạnh mẽ. Có lẽ một phần do bạo lực ngôn ngữ người ta được "thỏa mãn vì được làm tổn thương người khác" mà lại ít bị kết tội rõ ràng nhất, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Hậu quả do bạo lực ngôn ngữ trên mạng xã hội cũng bởi vậy mà đáng báo động hơn bao giờ hết. Bình luận chê bai, xúc phạm cá nhân dù chưa biết rõ sự thật đã khiến không ít người áp lực và tìm đến cái chết.

bao luc ngon ngu vu khi giet nguoi vo hinh - anh 0

Đáng buồn hơn là những hành vi bạo lực ngôn ngữ lại thường do những người thân quen xung quanh gây ra cho nhau. Ranh giới giữa việc quát mắng để người khác nhận ra được lỗi sai quả thật rất mong manh. Việc dùng đòn roi hay chửi mắng chưa bao giờ có hiệu quả thay vào đó là những hậu quả khiến chúng ta phải suy nghĩ về sức nặng trong lời nói của con người.

Bạo lực gia đình: Không bao giờ chỉ có một nạn nhân!

Body Shaming: Lời nói đùa từ những người lớn không chịu lớn

Gen Z và sự "ô nhiễm" thông tin từ mạng xã hội

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ