Sếp theo dõi mạng xã hội của tôi, đó có phải là lộng quyền?

Từ sự khác biệt về quan điểm giữa Gen MZ và các thế hệ trước dẫn đến hiện tượng xung đột tại nơi làm việc, đặc biệt là về vấn đề lộng quyền và quấy rối nơi làm việc.

Phó giám đốc thì kêu nhân viên lên tài khoản mạng xã hội (SNS) của công ty rồi nhấn "yêu thích" các bài viết đã được đăng, trưởng phòng thì kêu cả phòng đi liên hoan vì vừa hoàn thành xong một dự án lớn, còn phó phòng đột nhiên theo dõi SNS của tôi. Chỉ cần một vài năm trước thôi thì đây vẫn được coi là văn hóa công sở, không có gì quá to tát. Tuy nhiên, đối với nhân viên Gen MZ - những người 20, 30 tuổi hiện nay, đây lại là vấn đề nghiêm trọng.

Có nhiều nhân viên cấp dưới thậm chí đã tố cáo công ty và cấp trên lộng quyền vì không thể chịu đựng nổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Gen MZ định nghĩa như nào về “lộng quyền nơi làm việc” và suy nghĩ ấy có khác gì so với các thế hệ trước.

sep theo doi mang xa hoi cua toi do co phai la long quyen - anh 0

Xung đột thế hệ bởi tranh cãi về quấy rối nơi làm việc

Anh A (30 tuổi), nhân viên phòng Marketing một doanh nghiệp khá lớn tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, gần đây đã nhận được chỉ thị từ trưởng phòng rằng phải dùng tài khoản SNS của mình để quảng bá cho công ty. Phải nhấn “like” và bình luận các bài viết trên Facebook và Instagram của công ty. Thậm chí còn phải đăng những bài viết về công ty trên tài khoản cá nhân của mình.

Anh A cho rằng những chỉ thị này rõ ràng là xâm phạm quyền riêng tư và coi đó là “quấy rối nơi làm việc”. Tuy nhiên trưởng phòng của anh lại phản ứng rằng: “Cũng không phải là tôi bắt cậu làm thêm sau khi tan làm, có vấn đề gì sao?”. Anh A chia sẻ “Các cấp trên tại công ty không hiểu rằng SNS cá nhân là không gian riêng tách biệt với công việc. Kết quả là ngoài tài khoản chính, tôi đã phải lập thêm một tài khoản khác để đăng những bài quảng bá công ty”.

sep theo doi mang xa hoi cua toi do co phai la long quyen - anh 0

Sự khác biệt lớn về “quấy rối nơi làm việc” theo cách nhìn của mỗi thế hệ

Khi Gen MZ - những người có khuynh hướng coi trọng chủ nghĩa cá nhân - dần trở thành lực lượng chủ lực của công ty thì xung đột nơi làm việc cũng ngày một gay gắt. Vì ngày càng có nhiều người xem những việc từng được coi là “cần thiết trong công việc” là “lộng quyền nơi làm việc”. Đôi lúc vấn đề này còn được mở rộng thành vấn đề “quấy rối nơi làm việc”.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến chính là sự việc xảy ra gần đây trong Công ty Kakao, một công ty về công nghệ thông tin. Gần đây, khi đánh giá nhân sự, Kakao đã đưa ra những câu hỏi như “Tôi muốn làm việc cùng người này”, “Tôi không muốn làm việc cùng người này” để các nhân viên đánh giá về đồng nghiệp, sau đó công ty sẽ gửi hết bảng đánh giá của toàn bộ nhân viên cho đối tượng nhân viên được đánh giá. Về sự việc này, một nhân viên đã trình lên Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc rằng “Câu hỏi này cũng là một hành vi quấy rối nơi làm việc”. Những câu hỏi như có mục đích gây áp lực về tâm lý cho các nhân viên.

sep theo doi mang xa hoi cua toi do co phai la long quyen - anh 0

Quan điểm nhìn nhận về “lộng quyền nơi làm việc” của cấp lãnh đạo và Gen MZ cũng khác nhau. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức phi chính phủ Gapjil 119 với đối tượng 1000 người là nhân viên văn phòng độ tuổi 19~55 tuổi, đã thu được kết quả là sự tiếp nhận về vấn đề này có sự khác nhau tùy theo độ tuổi.

Cuộc khảo sát đưa ra khoảng 30 mục như: “Có thể thoải mái sa thải thực tập sinh”, “Cần có những chỉ thị mang tính lăng mạ”, “Cần những buổi liên hoan công ty hay tụ tập hát hò để nâng cao sự đoàn kết”, “Nếu có việc gấp xảy ra thì dù không phải thời gian làm việc, sếp vẫn có thể giao việc qua SNS”... Tỷ lệ những người 20, 30 tuổi cho rằng đó là “lạm quyền” cao hơn hẳn so với những người 40, 50 tuổi. Thậm chí, nhiều nhân viên lớn tuổi còn phán đoán “Không có vấn đề gì” đối với những mục khảo sát tương đối gây tranh cãi.

sep theo doi mang xa hoi cua toi do co phai la long quyen - anh 0

Gen MZ đặc biệt coi xâm phạm đời tư là quấy rối nơi làm việc. Vấn đề này thể hiện rõ rệt sự khác biệt quan điểm giữa hai thế hệ này và các thế hệ trước đó. Anh B (28 tuổi), một nhân viên văn phòng, đã tải ứng dụng Clubhouse - mạng xã hội đang thịnh hành gần đây, nhưng anh đã xóa app chỉ sau hai ngày. Bởi vì ngay sau khi tạo tài khoản, cấp trên của anh ấy đã theo dõi anh ấy. Anh B chia sẻ: “Nghĩ đến việc cấp trên xem những hoạt động của tôi khiến tôi cảm thấy như bị xâm phạm đời tư vậy. Rất tiếc khi đã nhận được lời mời hiếm hoi từ bạn bè nhưng tôi không còn hứng để sử dụng nữa”. Anh giải thích thêm: “Lý do giới trẻ có xu hướng sử dụng nhiều tài khoản SNS khác nhau là vì họ không muốn cho những người ở công ty thấy những hoạt động cá nhân của mình”.

Giải quyết bằng pháp lý còn hạn chế… Các thế hệ cần giao tiếp nhiều hơn

Vấn đề quấy rối nơi làm việc mà Gen MZ nghĩ thực tế lại nằm giữa xung đột và quấy rối. Vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn khi giải quyết bằng pháp luật. Luật tiêu chuẩn lao động giới hạn hành vi quấy rối nơi làm việc là “hành vi khiến môi trường lao động trở nên tồi tệ hoặc gây ra đau khổ về thể chất và tinh thần thông qua việc lợi dụng ưu thế về quan hệ hay địa vị trong công ty”. Thật không dễ để xếp loại những việc mà nhân viên trẻ coi là vấn đề như theo dõi SNS và liên hoan công ty buổi tối vào những mục này.

sep theo doi mang xa hoi cua toi do co phai la long quyen - anh 0

Các thế hệ tích cực giao tiếp được coi là một giải pháp thực tế. Ông Gu Jung Woo, giáo sư Khoa xã hội học tại trường Đại học Sungkyunkwan, cho biết: “Gen MZ là thế hệ thường xuyên thay đổi công việc tùy theo lợi ích hoặc giá trị của bản thân thay vì trung thành với tổ chức một cách vô điều kiện. Phải thấu hiểu sự nhạy cảm của thế hệ này thì các doanh nghiệp mới có thể cùng họ phát triển”.

Những khác biệt Gen Z tạo ra ở môi trường công sở so với thế hệ trước

Gen Z, công sở và những điều mới mẻ từ một thế hệ trẻ

5 tuyệt chiêu giao tiếp "vượt thế hệ" cho Gen Z nơi công sở

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ