Hãy nghi ngờ mắc chứng "trầm cảm công sở" nếu bạn có những dấu hiệu sau đây!

Có những người cảm thấy trầm cảm nghiêm trọng vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ hoặc vào chủ nhật. Tất cả các nhân viên công ty đều trải qua triệu chứng này ở một mức độ nào đó, nhưng nếu đạt mức độ nghiêm trọng thì chúng ta cần phải nghi ngờ đến chứng "trầm cảm công sở".

Chứng "trầm cảm công sở'' là tình trạng tràn đầy sức sống khi ở bên ngoài công ty nhưng chỉ cần đi làm là trở nên thiếu sinh lực. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng căng thẳng này như cường độ công việc quá cao, tranh cãi với đồng nghiệp công ty, không được công nhận thành quả, không được nhận lương theo mong muốn... Nếu sự căng thẳng này xảy ra liên tục trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh về tinh thần như trầm cảm. Nếu nghiêm trọng, nó sẽ dẫn đến các triệu chứng trên cơ thể như rụng tóc, tinh thần mất sinh lực, bệnh về tiêu hóa v.v.

Đặc biệt, những người phải "lao động cảm xúc" (Emotional labor) có thể dễ bị trầm cảm công sở hơn. Lao động cảm xúc là cụm từ chỉ tình huống làm việc phải kiềm chế cảm xúc của bản thân và thể hiện cảm xúc được yêu cầu để phục vụ mục đích của tổ chức.

hay nghi ngo mac chung tram cam cong so neu ban co nhung dau hieu sau day - anh 0

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yoon Ho Kyung thuộc Khoa Sức khỏe Tâm thần tại Trung tâm Phúc lợi Tâm thần thành phố Ansan và Đại học Y khoa Đại học Hàn Quốc, 44.1% trong số 489 người lao động cảm xúc tham gia khảo sát trả lời rằng họ từng cảm thấy trầm cảm, u uất. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm của dân số chung (5~6%). Ngay cả khi không làm về ngành dịch vụ, vẫn có nhiều nhân viên văn phòng phải làm việc mà kìm nén cảm xúc của bản thân.

Nếu bạn phải làm việc với hình ảnh luôn mỉm cười thì dần dà, bạn sẽ không thể thể hiện cảm xúc thật của bản thân khi tức giận hay buồn bã. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc ở nơi làm việc, bạn nên có thói quen bày tỏ cảm xúc chân thật với gia đình hoặc người thân dù là sau khi tan làm. Nếu bạn u uất vì không cảm nhận được cảm giác thành tựu trong công việc, thì việc dành thời gian phát triển bản thân cũng là một phương pháp tốt. Nếu trầm cảm trở nên nghiêm trọng và gây cản trở công việc hoặc cuộc sống hàng ngày thì bạn cần phải được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

hay nghi ngo mac chung tram cam cong so neu ban co nhung dau hieu sau day - anh 0

Dưới đây là một cách tự chẩn đoán chứng trầm cảm công sở đơn giản mà mọi người có thể tham khảo.

Đối với 10 biểu hiện được liệt kê ở bên dưới, tương ứng với một câu:
- Nếu bạn không cảm thấy vậy thì bạn sẽ có 1 điểm.

- Nếu bạn cảm thấy một chút như vậy thì sẽ có 2 điểm.

- Còn nếu bạn cảm thấy như vậy thì câu đó bạn sẽ có 3 điểm.

- Còn nếu bản thân bạn cảm thấy như vậy rất nhiều thì bạn sẽ có 4 điểm.

hay nghi ngo mac chung tram cam cong so neu ban co nhung dau hieu sau day - anh 0

1. Cảm thấy bất an và không chắc chắn về tương lai của nghề nghiệp của mình.

2. Luôn phải chạy theo thời gian và mệt mỏi vì khối lượng công việc quá nhiều.

3. Cảm thấy bất mãn về chức vụ và mức lương không xứng đáng với thực lực và kinh nghiệm của bản thân.

4. Cảm thấy bất tiện trong mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới hay đồng nghiệp.

5. Là kiểu người thường cười hoặc nói bất kể tâm trạng tại nơi làm việc.

6. Nhạy cảm với đánh giá và để ý cái nhìn của những người xung quanh trong công ty.

7. Cứ đi làm là u uất hoặc bực bội.

8. Không thể tập trung vào công việc và có nhiều suy nghĩ linh tinh.

9. Cứ đi làm thì sẽ buồn ngủ hơn hoặc không có sinh lực.

10. Khi ở công ty, thường xuyên cảm thấy bất tiện về sức khỏe(khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, hay đi tiểu, xuất huyết, tim đập nhanh, v.v.)

Nếu tổng điểm cộng vào đạt trong khoảng 0~15 điểm thì bạn không có triệu chứng trầm cảm hoặc trầm cảm nhẹ, nếu tổng điểm đạt 16~29 điểm thì bạn đang trong giai đoạn cần phải chú ý và cho thấy triệu chứng trầm cảm công sở. Nếu đạt trên 30 điểm thì chứng tỏ bạn có mức độ trầm cảm công sở cao và cần phải được chẩn đoán và quản lý bởi chuyên gia.

7 cách bổ ích để người trẻ không ngỡ ngàng khi bắt đầu công việc mới

Corona Blue: Chứng trầm cảm gây ra bởi COVID-19

Có một nỗi sợ mang tên "thứ hai" đối với người trẻ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ