Đã đến lúc nói không với phim lậu ở Việt Nam!

Phim ảnh Việt Nam và giấc mơ được khán giả tôn trọng bản quyền.

Vào ngày 19/8/2021, Công an TP.HCM chính thức khởi tố hình sự vụ án Xâm phạm quyền tác giả liên quan đến website phimmoi.net - trang phim lậu lớn nhất Việt Nam tồn tại gần một thập kỷ. Việc phimmoi bị "khai tử" gây nên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội: kẻ ủng hộ, người tiếc nuối "cất poster". 

Đây có thể xem là một phát súng mạnh mẽ thể hiện chế tài gay gắt đối với vấn đề tôn trọng bản quyền vốn không được đề cao tại Việt Nam. Dù đã hơn 15 năm kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời (2005), nhưng Việt Nam vẫn còn chưa tạo được một nền văn hóa tôn trọng bản quyền đúng nghĩa. 

Không ngớt người lên án, kêu ca, phản ánh, cảnh báo về mọi hành vi xâm phạm bản quyền… nhưng chẳng ai biết sợ. Cái khó ở đây: Ai cũng hiểu tôn trọng bản quyền là gì nhưng chẳng ai nghĩ mình là người cần có trách nhiệm với điều đó! 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0
da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

"Các website phim lậu đang 'chết' dần tại Việt Nam". Mới nghe qua tưởng đây là một tin buồn, nhưng không… đó là một tín hiệu khởi sắc trong công cuộc đòi lại tiền tài lẫn công sức cho các nhà làm phim tại Việt Nam. Đây cũng là dòng thông báo mang nhiều ý nghĩa khẳng định rằng: Văn hóa tôn trọng bản quyền chẳng còn là chuyện để người ta xem nhẹ nữa!

Nhưng trước vụ khởi tố phimmoi mang tính bước ngoặt này, người ta không thực sự để ý rằng phim lậu ở Việt Nam đã tồn tại qua nhiều thế hệ khán giả và nghiễm nhiên cắm vào gốc rễ thị trường phim ảnh. Ngành công nghiệp sao chép phim cũng dần bắt đầu hình thành và lớn mạnh theo nhu cầu "xem free" của khán giả. Họ bắt đầu "làm tiền" từ việc chiếu phim online, thu lợi từ các banner quảng cáo và TVC với nguồn tiền khổng lồ lên đến hàng tỷ đồng. 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Theo bảng giá quảng cáo từ kênh phimmoi.net, một TVC chạy trước phim, có giá dao động từ 18 triệu đồng trở lên, TVC chạy giữa phim có giá lên đến 16 triệu đồng. Chỉ cần 10 nhãn hàng, trong một tuần web phim này thu về ở hạng mục quảng cáo TVC từ 160 - 180 triệu. Nếu vậy, con số lên đến cả tỷ đồng mỗi tháng thu về từ quảng cáo là điều có thể xảy ra. Đó có thể là "động lực" lớn nhất để các trang web phim lậu liên tục "lỳ đòn" sau những lần bị "nhắc nhở". 

Ngành công nghiệp sao chép phim lậu tại Việt Nam trở nên chuyên nghiệp và tinh vi đến mức chẳng ai lý giải được tại sao những bộ phim dán mác bản quyền gắt gao lại dễ dàng rò rỉ trên các web phim lậu như thế. Đơn cử như sự kiện bị "leak phim" gây chấn động của Diên Hy Công Lược vào năm 2018. Ngay khi các kênh online và ứng dụng xem phim có bản quyền bị ngưng phát sóng vì lý do muốn đồng bộ với bản truyền hình. Sau đó, rất nhiều website xem phim tại Việt Nam bất ngờ đăng tải Diên Hy Công Lược bản phụ đề tiếng Việt đến 3 - 4 tập. 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Sự kiện này khiến người Trung Quốc nói đùa rằng: "Phải trèo tường lửa qua Việt Nam để xem Diên Hy Công Lược". Việc bộ phim được phụ đề tiếng Việt bị phát tán trên mạng là một dấu chấm hỏi lớn. Dù không ai biết lý do vì sao lại có những tập phim rò rỉ đó, nhưng nó lại tràn lan trên mạng xã hội qua thao tác "share link" mà chẳng ai e ngại gì đến hai từ "bản quyền". 

Tuy nhiên, không chỉ riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia lớn trên thế giới cũng phải đau đầu với chuyện "phim lậu" hay vấn đề về bản quyền, đặc biệt là Mỹ - đất nước của những siêu bom tấn ăn khách cũng không tránh khỏi sự cố này. Lùi về hơn một thập kỷ trước, người ta từng chứng kiến hàng loạt những bộ phim "máu mặt" như Star Wars: Episode III – Revenge Of The Sith (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao III - Sự Báo Thù Của Người Sith), X-Men Origins: Wolverine (Người Sói), Hulk (Người Khổng Lồ Xanh),... đều từng vướng phải sự cố "leak phim" trước thời gian công chiếu. 

Đình đám nhất trong số đó là Star Wars: Episode III – Revenge Of The Sith, chỉ vài giờ trước khi phim được ra mắt tại Anh và Mỹ, một bản phim thô đã được đưa lên mạng và có ít nhất 16,000 lượt tải về. Vì độ nổi của bộ phim, một cuộc điều tra đã được lập, và văn phòng đại diện của Mỹ xác định rằng bản copy bị đánh cắp bởi một nhân viên tại cơ sở hậu kỳ. Người này đã phải lãnh án ba năm tù vì tội danh kinh doanh phim lậu. 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Không dừng lại ở việc kinh doanh phim lậu, người ta còn "lấn" tới việc livestream phim điện ảnh trong rạp và khiến bao nhà làm phim phải "khóc thét". 

Ngô Thanh Vân đã không ít lần triệt hạ thẳng tay đối với những đối tượng cố ý làm lộ tình tiết phim ra ngoài bằng hình thức livestream: "Tôi cảm thấy bất lực trước ý thức của người trẻ xem phim. Tôi đang khóc cho thành quả ekip của mình. Tôi thật sự nản các bạn ạ. Nó như cái tát vào mặt để tôi tỉnh lại. Làm phim đã khó, thị trường phim thì gian nan. Đến với khán giả còn phải đối diện với những người vô ý thức livestream như vậy''.

Nghệ sĩ Trấn Thành cũng từng bày tỏ nỗi bức xúc khi phim Bố Già bị "spoil" không thương tiếc: "Nào là: 'Hãy giải cứu điện ảnh Việt Nam!'. Tôi chỉ mới bắt đầu có 3 ngày thôi, chưa kịp giải cứu các bạn đã muốn giải tán dùm tôi luôn rồi. Thử hỏi, ai còn niềm tin làm phim hay nữa chứ? Vì làm hay cỡ nào cũng bị kể ra thì hay ở cái chỗ nào, cho tôi hỏi?". 

Như đã đề cập, ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ tồn tại "phim lậu" nhưng quan trọng vấn đề được chú tâm đến mức nào và cải thiện đến đâu? Ở Mỹ, nếu phim ảnh đang chiếu tại rạp mà có một link lậu xuất hiện thì ngay lập tức cảnh sát sẽ vào cuộc điều tra. Nhưng với Việt Nam, có không ít trường hợp livestream trong lúc phim đang chiếu thì chuyện bắt giữ và ngăn chặn lại mất một khoảng thời gian khá dài. 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0
da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Cái gì gắn với chữ "lậu" đều mang theo ý nghĩa sai phạm cùng một cảm giác "lén lút, sợ sệt". Còn với xem phim lậu - một việc làm rõ sai nhưng ai cũng "đường đường chính chính" thưởng thức mà chẳng nghi vấn rằng: Liệu mình xem phim lậu như vậy có ảnh hướng đến ai không? 

Câu trả lời sẽ là: Có và có rất nhiều! Thậm chí là "giết chết phim Việt" như bao nhà làm phim từng trăn trở. 

Chúng ta có thể làm một phép so sánh nhỏ giữa hai cách giải trí cơ bản đó là: âm nhạc và phim ảnh. Để có thể sản xuất một Music Video (MV) ngắn và đăng tải lên YouTube, nghệ sĩ cũng phải mất đến tiền tỷ hay 1, 2 năm dự án mới hoàn thành. Lấy ví dụ MV Hãy Trao Cho Anh của Sơn Tùng M-TP, dù kinh phí của MV không được tiết lộ công khai nhưng với bối cảnh ở Mỹ, ê-kíp nước ngoài, vũ công nước ngoài, thậm chí là sự góp mặt của Snoop Dogg, Madison Beer. Sơn Tùng được cho là đã phải bỏ không dưới 10 tỷ đồng cho MV này. 

Như vậy, hãy thử tưởng tượng một phim truyền hình/điện ảnh bom tấn mất đến bao nhiêu tiền? Chỉ ước tính tại thị trường phim Việt, kinh phí làm phim cao nhất sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đô, ví dụ như: Gái Già Lắm Chiêu V được đầu tư hơn 46 tỉ đồng (khoảng 2 triệu USD), Em Và Trịnh hơn 40 tỉ đồng (khoảng 1,7 triệu USD), Sám Hối là 50 tỉ đồng (hơn 2,1 triệu USD),... 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Trong khi đó, trên thế giới, kinh phí làm phim thấp nhất rơi vào khoảng 3,5 - 5 triệu đô. Chỉ tính trên kinh phí đã thấy có khoảng cách rõ rệt, nhưng lại còn xuất hiện những trang web lậu thì giá trị của phim Việt sẽ càng đi xuống trong mắt quốc tế.

Mỹ nổi tiếng về ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới và duy trì vị trí này với con số tổng doanh thu phòng vé lên tới 136 tỷ đô la Mỹ (2018). Bởi lẽ khi họ bán phim cho một studio phát hành thì phim sẽ chiếu cùng một lúc ở nhiều quốc gia trong hệ thống. Một bộ phim trên thế giới có thể bán được ở nhiều hình thức: chiếu rạp, phát hành DVD, sách ảnh, đĩa nhạc, chiếu trên TV… cho từng quốc gia. Thậm chí, có những phim từ thời xưa, hàng năm họ ra DVD và đổi phần hình ảnh/poster quảng bá mà vẫn có những người yêu thích phim đó mua đĩa về sưu tầm. 

Để có thể làm được những điều như vậy, chắc hẳn phải có sự khắt khe và quyết liệt về vấn đề phim lậu. Họ đã sử dụng toàn bộ chất xám, bản quyền để tạo thêm thu nhập cho nhà làm phim. Đó là trường hợp không ngờ đến của Whiplash, bộ phim đã phát hành ở Mỹ và nhiều quốc gia khác cùng những hoạt động "ngoài lề". Phim thu về 13.1 triệu USD trong nước và 20 triệu USD quốc tế. Tổng cộng thu về 33.1 triệu USD, gấp 10 lần so với kinh phí sản xuất 3.3 triệu USD. Giá trị của một bộ phim có thể lớn đến mức như vậy!

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Nhưng với phim Việt, hình thức bán phim phổ biến nhất là chiếu ở các rạp chiếu phim trong nước để "hái quả" doanh thu. Nhưng phim chưa chiếu xong đã bị leak lên mạng thì làm sao có thể bán phim cho nước ngoài? Vô hình chung, phim lậu khiến cho giá tiền của phim bị hạ xuống, song giá trị phim cũng sẽ không còn. 

Với âm nhạc khi khán giả xem/nghe miễn phí, nghệ sĩ còn có thể đi show, quảng cáo và kiếm lại được tiền. Nhưng phim mà xem miễn phí chỉ có diễn viên được danh tiếng còn hàng trăm người phía sau thì không cần danh tiếng ấy bằng lợi nhuận. "Nếu bộ phim được xem lậu nhiều rồi đem lại danh tiếng hư vô cho đạo diễn, tôi hoàn toàn không chấp nhận danh tiếng như vậy" - Đạo diễn Trần Thanh Huy chia sẻ với . 

Tại sao vẫn có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền từ vài chục đến vài trăm VNĐ cho một bộ phim chiếu rạp - thứ dịch vụ được xem là khá đắt đỏ? Vì họ là những khán giả "khó tính" và chấp nhận chi trả để đổi lấy một trải nghiệm xem phim tuyệt vời nhất.

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Lại một câu hỏi đặt ra: Vậy chăng khán giả chấp nhận xem phim lậu đã quá "dễ tính" với trải nghiệm xem phim của mình, chỉ cần free là được? Trong khi việc xem phim lậu cũng gây ảnh hưởng sâu sắc tới trải nghiệm xem phim của họ, những tưởng là miễn phí thì có lợi nhưng thật ra không có lợi gì ngoài biết được nội dung của bộ phim và hết! 

Thứ nhất, là một trải nghiệm xem phim với hình ảnh, âm thanh kém chất lượng như chính cái tên "phim lậu". Thứ hai, bị "vietsub" sai nghĩa so với bản gốc, chưa kể đến một số phim dịch thoại mang yếu tố tục tĩu và lố bịch làm ảnh hưởng đến góc nhìn của người xem. Thứ ba, là những nội dung quảng cáo độc hại, khiêu gợi hay kéo theo những tệ nạn cờ bạc trực tuyến. Và cuối cùng là rủi ro bị đánh cắp dữ liệu cá nhân thông qua các web phim lậu "lỳ đòn" chỉ cần đổi tên miền là được sống! 

Rõ là những "lợi bất cập hại" từ nhiều phía! Còn người chấp nhận "chịu đấm ăn xôi" để xem phim lậu thì còn đó những tên làm giàu bất chính. Câu chuyện "giải cứu phim Việt" khỏi ngành công nghiệp phim lậu vẫn còn mang nặng sự bỏ ngỏ… nhưng không phải đã hết cách!

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Theo một khảo sát nhỏ về lý do vì sao các bạn trẻ thích xem phim lậu, đã có muôn vàn lý do được đưa ra: không có điều kiện, xem lậu cũng là xem, vì cũng chẳng phiền đến ai, hay cực đoan đến mức "tại sao phải trả tiền khi có thể xem miễn phí?"

Nhưng chúng ta cần lật lại một quy luật: Chẳng có cái gì "ngon" mà free cả! Tuy không free nhưng vẫn có cách "ăn ngon" với một giá thành hợp lý, tại sao không? 

Việt Nam nổi tiếng là một quốc gia phát triển Internet vượt trội với mức độ phủ sóng trên 63 tỉnh thành. Chưa kể, chỉ trong 10 năm từ năm 2010 đến 2020, số lượng rạp chiếu phim hiện đại của Việt Nam đã tăng từ 90 lên 1.096 phòng chiếu với hơn 200 cụm rạp (Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông). 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Hơn nữa, các nền tảng xem phim trả phí tại Việt Nam cũng không phải hiếm, thậm chí là phát triển vượt trội trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Đơn cử như ứng dụng VieON, khán giả không cần đăng ký tài khoản VIP vẫn có thể thưởng thức nhiều bộ phim miễn phí, song gói VIP của VieON lại rất rẻ đến mức chỉ bằng một ly trà sữa (69.000 VNĐ). Hay như Netflix, chi phí chi trả mỗi tháng cũng chỉ nằm ở mức 70.000 VNĐ ở thiết bị di động với số lượng màn hình xem cùng lúc và tải về là 1 cùng kho phim không giới hạn. 

Bên cạnh việc sở hữu một thiết bị di động có kết nối Internet và đầu tư tiền bạc để xem phim tại các ứng dụng trả phí thì xem phim trên TV hay các kênh truyền hình chính thống cũng là một cách tôn trọng bản quyền cần được đề cao. Tổng hòa lại tất cả, việc khán giả có thể tiếp cận các nền tảng xem phim có trả phí là hoàn toàn dễ dàng, quan trọng là họ có muốn chi trả và trở thành một người xem tôn trọng bản quyền hay không? 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

"Nếu có sự giáo dục cho thế hệ sau thì từ từ mọi thứ sẽ thay đổi. Chỉ có khán giả thay đổi thì những nhà chép phim lậu sẽ không làm nữa. Không có người xem thì web phim lậu sẽ không hoạt động. Chứ giờ còn có nhu cầu coi vậy hoài thì làm sao được?" - Đạo diễn Trần Thanh Huy chia sẻ với .

Suy cho cùng, ai mới là người cần quyết liệt thay đổi? Đó chính là KHÁN GIẢ. Khán giả không ai buồn xem phim lậu nữa thì các web phim lậu sẽ chẳng còn cơ hội mà tồn tại. Tuy nhiên, song hành với ý thức xem phim của khán giả vẫn cần rất nhiều những chế tài gắt gao hơn nữa để bảo vệ phim ảnh và bản quyền một cách mạnh mẽ, nhanh chóng hơn. Vì phimmoi biến mất nhưng còn biết bao nhiêu trang đang hoạt động?

Nói cách khác, chưa có một hình phạt cụ thể nào đủ để có thể răn đe những người cung cấp dịch vụ lẫn những người xem phim lậu. Phải chăng, nhiều người biết rằng xem phim lậu là việc làm bất hợp pháp, thế nhưng vì việc làm này dù có sai trái, thậm chí có bị xử phạt đi chăng nữa thì cũng "chẳng tới lượt mình"?

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Dù hành trình thay đổi nhận thức vẫn còn rất xa, nhưng cần có một bên chủ động "cải cách" để đẩy phần thắng về phía mình. Một trong những cách tối ưu nhất là các nhà làm phim lẫn các ứng dụng trả phí nên có nhiều tác phẩm chất lượng, giúp khán giả giữ niềm tin vào điện ảnh, truyền hình nước nhà. Như đạo diễn Võ Thạch Thảo (phim Cây Táo Nở Hoa) từng chia sẻ với : "Ứng dụng luôn phải đa dạng hoá nội dung và tối ưu chất lượng nội dung mà bạn có. Nếu khán giả thật sự yêu thích nội dung của mình, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền xem. 

Người ta đổ vào VieON xem Penthouse rồi giờ là Cây Táo Nở Hoa. Tôi thấy trên facebook, người ta còn hỏi nhau từng cái tài khoản VieON để xem Cây Táo Nở Hoa. Chính sự ủng hộ ấy giúp nhà sản xuất có tiền để tái đầu tư cho tác phẩm sau". 

Nền tảng xem phim trả phí rồi sẽ là một tất yếu của thời đại, tuy vậy, đây cũng không phải là cách duy nhất để "ràng buộc" một ai phải biết tôn trọng bản quyền. Cuộc chiến bản quyền còn là một cuộc cách mạng dài cần sự vào cuộc từ nhiều phía, sự tỉnh táo và thay đổi từ khán giả. 

da den luc noi khong voi phim lau o viet nam - anh 0

Tôn trọng bản quyền cũng là tôn trọng mọi tài nguyên thuộc về một tác phẩm và tự nâng cao giá trị của bản thân trong thời đại số. Đã đến lúc cần nói không với phim lậu tại Việt Nam!

Nguồn:TH&PL

Quỳnh Như|