Đảm bảo chất lượng giấc ngủ để có được thời gian học tập và làm việc tại nhà thật hiệu quả.
Insomnia (chứng mất ngủ) vì đâu mà xảy ra?
Đây được xem là rối loạn giấc ngủ phổ biến liên quan đến thời gian trước khi ngủ, độ dài và chất lượng của giấc ngủ. Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, chứng mất ngủ khiến nhiều người không thể đạt được con số này. Việc mất ngủ thường xuyên rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe và tinh thần.
Khó ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong lúc ngủ. Đối tượng có thể mắc chứng mất ngủ rất đa dạng và đặc biệt xuất hiện ở nữ giới. Càng lớn tuổi thì nguy cơ mất ngủ càng cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ. Trong đó, cách thức uống có cồn, nicotine và caffeine khiến người sử dụng các thức uống này trước khi ngủ không thể đi thẳng vào giấc. Việc lạm dụng thuốc ngủ cũng có thể khiến cơ thể quen nhờn với thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.
Bên cạnh đó, chứng mất ngủ còn được gây ra bởi các rối loạn hành vi và sức khỏe tinh thần. Chứng mất ngủ được xem là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm.
Căng thẳng và lo âu cũng có thể gây nên chứng mất ngủ và sinh ra các cảm xúc lo lắng, bồn chồn. Các rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực cũng có thể gây mất ngủ. Chính những lo lắng quá mức về tình trạng mất ngủ cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.
Song hành cùng mất ngủ là do thói quen hằng ngày
Insomnia cũng có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen sinh hoạt của từng người. Nhiều người hình thành thói quen ngủ không lành mạnh từ nhỏ sẽ khiến họ dễ gặp phải chứng mất ngủ khi lớn. Những thói quen có thể kể đến như không lên giường đúng giờ hoặc ngủ trưa quá lâu.
Nội dung liên quan
Gen Z khi học Online và Work From Home sẽ phải tiếp xúc với màn hình thiết bị trong thời gian dài. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ. Việc thiếu vận động trong thời gian không thể ra khỏi nhà cũng khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, một căn phòng có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn sẽ khiến Gen Z khó ngủ hơn.
Mất ngủ trong thời gian dài có phải điều trị bằng thuốc, bằng liệu pháp nhận thức hành vi, hoặc các hình thức điều trị khác. Đối với một số người, thực hành thói quen sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ tốt giờ ngủ có thể giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ để có được những giấc ngủ ngon hơn.
Dưới đây là các biện pháp có lợi cho những người đang bị chứng mất ngủ:
- Hạn chế hoặc bỏ ngủ trưa, đặc biệt là vào cuối ngày
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có cồn, caffein và thuốc lá vào buổi tối
- Tránh ăn khuya
- Giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, TV,...trước khi đi ngủ
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên trong ngày
- Tuân theo một lịch trình ngủ nhất định bao gồm giờ đi ngủ và thời gian thức dậy giống nhau mỗi ngày
- Sử dụng phòng ngủ và giường của bạn cho việc ngủ, tránh làm việc, chơi trò chơi điện tử và các hoạt động kích thích khác
Nguồn: TH&PL