Rối loạn tích trữ: Bạn có nỗi sợ làm lạc mất những thứ không quan trọng?

“Quần áo cũ, báo, tạp chí,... biết đâu một ngày nào đó mình sẽ cần nó?

Đây chính là tâm lý chính của những người cuồng việc tích trữ. Rối loạn Tích trữ khiến một số người cảm thấy khó khăn dai dẳng trong việc vứt bỏ hoặc cho đi đồ đạc của bản thân, bất kể giá trị thực tế của chúng. Hành vi này thường có những tác động có hại - về tình cảm, thể chất, xã hội, tài chính và thậm chí cả pháp lý - đối với người bị rối loạn tích trữ và các thành viên trong gia đình.

roi loan tich tru ban co noi so lam lac mat nhung thu khong quan trong - anh 0

Người mắc chứng rối loạn tích trữ có thể biểu hiện những hành vi như không nỡ vứt bỏ đồ đạc cũ, lo lắng quá mức khi cố gắng bỏ đi một món đồ, cảm thấy rất khó khăn  trong việc phân loại hoặc sắp xếp đồ đạc. Ngoài ra, họ còn cảm thấy xấu hổ vì sở hữu những món đồ lặt vặt và tỏ ra nghi ngờ khi người khác chạm vào chúng.

Họ thường có những suy nghĩ và hành động liên quan đến ám ảnh tích trữ như sợ một món hàng nào đó không còn được bày bán hoặc sử dụng. Thậm chí, một số người còn kiểm tra thùng rác để tìm những đồ vật đã được vứt đi. 

Hãy thử tìm hiểu xem bạn có mắc chứng "rối loạn tích trữ" không. Nếu có, hãy tranh thủ ngay dịp giãn cách xã hội này để ở nhà, dọn dẹp gọn gàng mọi thứ trong cuộc sống của mình nhé!

"Ăn mày quá khứ" 

Những người rối loạn tích trữ tin rằng những món đồ họ đang thu thập sẽ có tác dụng trong tương lai. Những món đồ có thể đem lại cảm giác quý giá và khó thay thế. Do đó họ thường gán những kỷ niệm vào tất cả những món đồ họ có và nghĩ rằng nếu mất đi những món quà, đồ vật kỷ niệm này thì những ký ức đáng giá đó cũng sẽ biến mất. 

roi loan tich tru ban co noi so lam lac mat nhung thu khong quan trong - anh 0

Rối loạn tích trữ có thể là một triệu chứng của những chứng rối loạn khác. Trong đó, chứng rối loạn này thường liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD), chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và trầm cảm.

Ngoài ra, rối loạn tích trữ còn có thể liên quan đến rối loạn ăn uống, pica (ăn những nguyên liệu không phải là thực phẩm), hội chứng Prader-Willi (rối loạn di truyền), rối loạn tâm thần, hoặc sa sút trí tuệ. 

Suy giảm chất lượng cuộc sống

Không gian sống của những người cuồng tích trữ thường chất hẹp và bừa bộn. Điều kiện sống của những người này có thể trở nên không lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Việc có quá nhiều thiết bị cũ, hư hỏng trong nhà sẽ giảm đi chất lượng sống của họ. Những người này cũng thường chấp nhận lối sống khó khăn mà không cho phép những người có đủ năng lực sửa lại những sự cố mà họ đang gặp phải.

roi loan tich tru ban co noi so lam lac mat nhung thu khong quan trong - anh 0

Rối loạn tích trữ còn có thế gây ra sự nóng giận, bất bình giữa các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp không thể giải quyết còn dẫn đến ly hôn và mất quyền nuôi con. Vấn đề cơ bản nhất của những người cuồng tích trữ là vấn đề tài chính.

Tích trữ khác với sưu tập

Đối với các nhà sưu tập, họ biết cách định giá và sắp xếp đồ đạc của mình. Bên cạnh đó, họ còn tìm được niềm vui trong việc bày biện và nói về những món đồ mà mình sưu tập được. Họ thường giữ những bộ sưu tập thật ngăn nắp và cảm thấy hài lòng khi tìm được những món đồ mới. Bản thân họ cũng ngăn nắp hơn trong việc quản lý thời gian và tài chính cá nhân. 

roi loan tich tru ban co noi so lam lac mat nhung thu khong quan trong - anh 0

Mặc khác, những người tích trữ thường cảm thấy xấu hổ về những món đồ mà mình sở hữu cũng như không thoải mái khi có người trông thấy chúng. Họ thường bừa bộn khiến không gian sống trở nên ngột ngạt. Sau mua những món đồ mới, họ thường cảm thấy buồn hoặc hổ thẹn và họ thường lâm vào tình cảnh nợ nần. 

Điều trị chứng rối loạn này như thế nào?

Những người mắc chứng rối loạn tích trữ thường không nghĩ mình cần phải được điều trị. Hay nói cách khác, họ không nhận ra được những tác hại của việc tích trữ quá mức. Đây chính là lúc cần sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm. 

roi loan tich tru ban co noi so lam lac mat nhung thu khong quan trong - anh 0

Để tự mình hạn chế khả năng mắc chứng rối loạn này, bạn có thể thực hành liệu pháp nhận thức hành vi. Hãy học cách xác định giá trị của những món đồ bạn đang sở hữu. Chống lại những ham muốn thu thập được nhiều vật phẩm.

Cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định với những món đồ cũ, không còn giá trị. Lắng nghe sự đóng góp của những người xung quanh là một điều rất cần thiết. Ngoài ra, hãy tạo thói quen dọn dẹp nhà cửa để môi trường sống của mình thoải mái hơn. 

Gen Z ơi, workout tại nhà đi trước khi mọi điều "tồi tệ" hơn!

Thi online: Nỗi sợ không của riêng ai!

Học cách chữa lành tâm lý bất an trong mùa Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ