Có nghĩa, nhiều người cảm thấy mất mát thông thường của họ không đáng kể bằng đau buồn về tính mạng.
Trong khi thiệt hại về sinh mạng một trong những hệ quả tàn khốc nhất của đại dịch Covid-19 thì những trải nghiệm như mất cơ hội học tập, việc làm, sinh hoạt cộng đồng và các lễ kỷ niệm cũng khiến chúng ta cảm thấy mất mát một cách rõ rệt.
Nhưng trên thực tế, là những "shadowlosses" (tạm dịch: bóng đen mất mát) này có thể trông không xứng đáng với nỗi mất mát đó. Thuật ngữ "shadowloss", được sử dụng lần đầu tiên bởi Cole Imperi, nhà nghiên cứu về tử vong tại thành phố Cincinnati, miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ.
Nó mô tả những tổn thất trong cuộc sống, hơn là liên quan đến cuộc sống và có thể bao gồm những trải nghiệm như ly dị, vô sinh, sự ly gián, bị sa thải bất ngờ, bị lén theo dõi hoặc nhận chẩn đoán y tế đáng lo ngại. Những sự kiện này có thể "đe dọa" đến hạnh phúc và làm chệch hướng các kế hoạch hiện tại hoặc tương lai của bạn.
Trong thời kỳ mà không khí ảm đạm bao trùm lấy cả thế giới, thật khó để chúng ta kiềm chế việc so sánh những gì chúng ta đã mất. Một nghiên cứu gần đây khám phá trải nghiệm mất mát trong đại dịch cho thấy những người trẻ hầu hết đều đối mặt với "shadowloss", nhưng lại có xu hướng hạn chế tối đa trải nghiệm của bản thân. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Nghiên cứu về mất mát của người trẻ trong đại dịch
Đối với nghiên cứu định tính này, một nhóm sinh viên đại học đăng ký các khóa học nghiên cứu về cái chết đã được hướng dẫn viết về những mất mát đáng kể và sớm nhất của họ vì Covid-19. Các sinh viên này đã viết về chiến lược đối phó, thay đổi quan điểm thế giới và những hiểu biết mới về bản thân, cũng như những khó khăn trong quá trình đối mặt với những tổn thất ấy.
Kết quả được công bố trên tạp chí Death Studies cho thấy rằng trong khi một số người trẻ phải đối mặt với sự ra đi của một người thân thì những mất mát phổ biến nhất mà những người khác cảm thấy có liên quan đến giáo dục, sinh hoạt cộng đồng, việc làm và các sự kiện hoặc cột mốc xã hội. Các sinh viên đã đề cập đến việc cảm thấy bị mất cơ hội thực tập, chương trình du học và tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 21.
Mặc dù những trải nghiệm này có vẻ ít rắc rối hơn so với việc mất đi một người thân nhưng chúng vẫn có tác động lớn đến cuộc sống của một người. Tuy nhiên, trong những tình huống này, mọi người thường gạt bỏ đi những tổn thất của mình để tập trung vào cảm giác biết ơn vì sự mất mát mà họ chịu đã không "tồi tệ hơn". Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là "disenfranchised grief", nghĩa là khi mất mát không được coi là "chính đáng hoặc đáng kể" và do đó không được xã hội thừa nhận.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự căng thẳng giữa những người cảm thấy mất mát của họ không đáng kể bằng đau buồn về tính mạng. Thay vào đó, những mất mát mà họ phải trải qua liên quan đến giáo dục và đời sống xã hội. Những tổn thất này thường không được xã hội thừa nhận, điều này có thể khiến các cá nhân không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ và cơ hội để thích ứng với sự thay đổi.
So sánh những mất mát của bản thân
Nhiều khách hàng của bà Tala Johartchi, nhà tâm lý học lâm sàng tại Los Angeles, đã phải vật lộn với tác động của Covid-19 đến học tập và cuộc sống xã hội của họ. Và bà cũng lưu ý rằng mong muốn so sánh trải nghiệm đau buồn của bản thân với những người khác là một tâm lý phổ biến. Không có gì khác thường khi chúng ta tìm kiếm sự khẳng định rằng những gì chúng ta đang trải qua là bình thường, nhưng không phải lúc nào tâm lý này cũng hữu ích.
Bà nói: "So sánh sự mất mát của chúng ta có thể làm mất đi giá trị của những trải nghiệm và tổn thất của bản thân, buộc chúng ta phải bắt đầu tự đặt câu hỏi về phản ứng của chúng ta trước một sự mất mát. Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy tồi tệ về cảm xúc tồi tệ, nó sẽ khiến chúng ta đau đớn nhiều hơn".
Đau buồn là cảm xúc phức tạp và việc so sánh chúng chỉ khiến nỗi đau bị cứa sâu hơn và khiến quá trình mất mát kéo dài hơn nữa".
Làm mất đi giá trị của những trải nghiệm này có thể khiến chúng ta không thể xử lý những cảm xúc đó và không thể tiến về phía trước trong cuộc sống của mình. Đau buồn là một công cụ cảm xúc quan trọng mà bà Johartchi khuyến khích khách hàng tránh đặt ra giới hạn. Bỏ qua sự đau buồn hoặc cố gắng làm cho nó biến mất có thể sẽ chỉ làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn. Vì vậy, bà khuyên chúng ta nên đau buồn "có chủ đích".
"Tôi thường đề nghị mọi người dành thời gian và tạo không gian để đau buồn hàng ngày, hàng tuần. Cho dù là dành 10 phút mỗi ngày để viết nhật ký và viết về những gì bạn đang cảm thấy và trải qua hay nghe một bài hát nhắc nhớ bạn về đối tượng của sự mất mát đi chăng nữa. Khi chúng ta dành thời gian để xử lý thay vì trốn tránh nỗi buồn của mình, chúng ta có thể vượt qua quá trình ấy một cách hiệu quả hơn. Điều này có thể giúp chúng ta xác nhận cảm xúc của bản thân và đạt được kết quả lành mạnh hơn".
Khi chúng ta tiến về phía trước trong đại dịch và hơn thế nữa, rõ ràng rằng việc tạo khoảng trống cho cả những nỗi đau buồn lớn và nhỏ sẽ rất quan trọng trong việc củng cố sức khỏe tinh thần.
Cho dù đó là mất mạng hay mất đi những gì được coi là 'bình thường' thì chúng ta cũng đã trải qua những gián đoạn, chia rẽ về cấu trúc xã hội của cuộc sống. Với tư cách là một xã hội, tôi hy vọng chúng ta có thể nắm bắt cơ hội để bình thường hóa cuộc trò chuyện về cái chết, đau buồn và mất mát, vì những chủ đề này là một phần trong trải nghiệm cuộc sống của chúng ta.
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL