Chúng ta đang sống trong thời đại với quá nhiều sự bận rộn và căng thẳng, tuy nhiên đây cũng không phải là một điều tiêu cực.
Cuộc sống với nhiều những sự thay đổi trong nhu cầu đòi hỏi con người phải luôn nỗ lực làm việc để đạt được những mục tiêu riêng của cuộc đời mình. Thậm chí, vì những sự mong muốn của bản thân, nhiều người dần trở nên bận rộn hơn trong công việc, đôi khi không có được thời gian dành cho bản thân và những mối quan hệ xung quanh.
Mọi thứ cứ tưởng chừng diễn ra theo đúng một vòng lập của riêng nó thì dịch bệnh xuất hiện đã làm cuộc sống có nhiều chuyển biến khi mọi hoạt động sinh hoạt và làm việc đều phải diễn ra tại nhà. Tuy nhiên, điều này cũng không khiến bản thân nhiều người trở nên nhàn rỗi mà còn bận rộn hơn rất nhiều để có thể khắc phục được những hạn chế và tổn thất do dịch bệnh gây ra.
Bận rộn với công việc là một phần cuộc sống
Quá bận rộn là một phàn nàn phổ biến trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là trong thời đại mà đi đâu cũng là sự kiệt sức với con người. Đối diện với những nhu cầu và mục tiêu riêng hay các vấn đề khác trong xã hội thì dường như chúng ta khó tránh khỏi được sự bận rộn, đôi lúc nó sẽ diễn ra mỗi ngày theo từng tháng, từng năm.
Nhưng nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học Tổ chức cho thấy một số chuyên gia không thực sự muốn thoát khỏi công việc quá sức. Thay vào đó, Joonas Rokka của Trường Kinh doanh Emlyon và Ioana Lupu của Trường Kinh doanh ESSEC cho biết, một số nhân viên nền kinh tế tri thức đang cố gắng đạt được trạng thái không cảm thấy quá căng thẳng, nhưng cũng không đặc biệt thư giãn. Các nhà nghiên cứu gọi đó là "sự bận rộn tối ưu".
Rokka và Lupu đã thực hiện gần 150 cuộc phỏng vấn và hơn 300 nhật ký hàng tuần từ các nhân viên tại hai công ty dịch vụ chuyên nghiệp, một kiểm toán viên toàn cầu và một người hành nghề luật. Họ xác định "khái niệm mới nổi về sự bận rộn tối ưu" mà họ mô tả là "một trải nghiệm thời gian hấp dẫn, tồn tại trong thời gian ngắn mà mọi người cố gắng tái tạo hoặc kéo dài vì nó khiến họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả cũng như kiểm soát được thời gian của họ".
Họ viết rằng vấn đề của việc không ngừng cố gắng đạt được trạng thái này làm chúng ta dễ trở nên quá bận rộn, và do đó bị căng thẳng. Càng muốn đạt được điều gì đó con người càng có xu hướng lao mình vào làm việc bất kể thời gian hay đơn giản với số khác là trở nên ám ảnh trước việc bản thân nhàn rỗi, trong khi người khác đã có nhiều thành tựu.
Bận nhưng không quá bận bằng cách thay đổi nhận thức
Rokka chia sẻ trên Quartz, chìa khóa để có được cảm giác thú vị khi bận rộn một cách tối ưu chính là ở nhận thức của chúng ta về thời gian. Nói cách khác là mỗi người cần học được cách chủ động và kiểm soát được thời gian của bản thân trong mọi vấn đề, nhất là những nỗ lực trong công việc và sự duy trì sinh hoạt cá nhân.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi đối tượng của họ có một chút việc phải làm nhưng không quá nhiều, họ có nhiều khả năng đạt được trạng thái giống như dòng chảy. Trong trạng thái đó, thời gian trôi qua nhanh chóng, nhưng không biến mất với tốc độ chóng mặt. "Chúng tôi đang nói về một trạng thái tâm trí nhất định, thậm chí là bầu không khí mà chúng tôi muốn tạo ra. Đó là một loại cảm giác rộn ràng, tràn đầy sinh lực", Rokka nói.
Với quá ít việc phải làm, thời gian kéo dài và các chuyên gia cảm thấy căng thẳng vì điều đó, bao gồm trong nhiều trường hợp hoặc trong khi họ đang đi nghỉ. Nhưng khi họ có quá nhiều việc phải làm, họ sẽ cảm thấy không thể hoàn thành những việc cần thiết trong một thời gian nhất định tạo ra sự lo lắng và căng thẳng.
Cách suy nghĩ tích cực sẽ cho ta nhiều sự thay đổi trong việc tiếp nhận vấn đề, đừng vì sự bận rộn của người khác mà có cách hành động mù quáng, quan trọng hơn hết vẫn là những mong muốn của bản thân. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và cuộc sống, tránh xa những lối sống tiêu cực từ định kiến về sự chăm chỉ.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sự bận rộn
Kể từ khi nghiên cứu được tiến hành trước đại dịch, có khả năng mối quan hệ của chúng ta với sự bận rộn đã thay đổi cơ bản. Trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo sau đó, một số người làm việc trong các lĩnh vực hợp tác đã bỏ lỡ năng lượng và sự kích thích ở nơi làm việc, trong khi những người khác nhận thấy cảm giác trôi chảy hơn trong công việc tự định hướng hoặc đơn độc.
Tuy nhiên, theo Rokka nói thì một nhóm cụ thể những người thích "sự bận rộn tối ưu" trước khi đại dịch diễn ra tại nơi làm việc phần lớn đang tìm cách tái tạo nó, ngay cả khi không thuộc lĩnh vực chuyên môn hàng ngày. Đó là lúc họ luôn muốn bản thân trở nên thật sự bận rộn và tìm mọi cách để công việc có thể được xuất hiện.
Ông nói, họ có thể tham gia vào các dự án khác nhau, viết sách, chạy marathon hoặc lên kế hoạch cho những chuyến phiêu lưu đầy thú vị với con cái, gia đình của họ khi cuộc sống được ổn định. Nhưng cuối cùng, thứ cốt lõi mà họ vẫn đang tìm kiếm là sự bận rộn tối ưu, trạng thái bao gồm quá nhiều sự vội vã và cũng có vẻ như những điều này đang khiến chúng ta phải vội vàng.
Cuộc sống mỗi người đều có những áp lực và sự bận rộn riêng, điều này sẽ như nguồn năng lượng để thúc đẩy ta nỗ lực hướng đến sự hoàn thiện. Tuy nhiên, thì hãy luôn yêu thương và trân trọng bản thân, đừng vì chạy đua theo những giá trị hư ảo khiến chính mình trở nên mệt mỏi hay có quá nhiều những căng thẳng khi cuộc đời vốn vẫn còn rất nhiều những điều tốt đẹp.
Nguồn: TH&PL