Covid-19 đã thay đổi thái độ làm việc của chúng ta như thế nào?

Hàng triệu người Mỹ đã từ bỏ những công việc yêu cầu thời gian làm việc dài và lương thấp, điều kiện làm việc tồi tệ.

Vào một buổi sáng tháng 10, Lynn thức dậy và quyết định nghỉ việc ngay ngày hôm đó. Đây là kết quả sau quãng thời gian dài tính toán bắt đầu từ khi đại dịch xuất hiện, khi lần đầu tiên cô bị tạm thôi việc mà cô đã làm suốt ba năm.

"Tôi đã luôn có thái độ làm một nhân viên thực sự chăm chỉ", Lynn nói và giải thích rằng cô tin với kỹ năng của mình, cô là một nhân không thể thiếu đối với công ty. "Điều đó thực sự thay đổi đối với tôi, bởi vì tôi nhận ra rằng chúng ta có thể cảm thấy mình hoàn toàn có khả năng và thực sự quan trọng chỉ khi chúng ta 'được dùng đến".

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Nhiều người quyết định nghỉ việc sau thời gian dài tính toán (Nguồn ảnh minh họa: Getty Images)

Vài tháng sau khi bị cho thôi việc, Lynn đã tìm một công việc mới với vị trí kỹ thuật viên phân tích và sửa lỗi sản phẩm cho một công ty năng lượng mặt trời ở Massachusetts. Sau một năm ở công ty, công việc bắt đầu trở thành một vòng quay căng thẳng bất tận. Công ty của cô đang trong quá trình loại bỏ bộ phận của cô và cố gắng cắt giảm lương của cô.

"Tôi chỉ cần tiền thôi"

Lynn là một trong số hàng triệu người Mỹ đã thay đổi thái độ làm việc trong thời kỳ đại dịch. Vào tháng 9, 4,4 triệu người - nhiều hơn cả dân số của tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ - đã nghỉ việc. Số lượng vị trí tuyển dụng đã lên đến hơn 10 triệu công việc kể từ đầu mùa hè. Các nhân viên đã đình công và lên tiếng về điều kiện làm việc của họ trên mạng xã hội.

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Do ảnh hưởng của Covid-19 mà nhiều công ty cắt giảm lương và thậm chí là bộ phận (Nguồn ảnh: Junru Bian/Getty Images/EyeEm)

"Tôi xin nghỉ việc vào tối hôm qua, thật vui khi được về nhà chuẩn bị bữa sáng cho bọn trẻ và đưa chúng đi học", bài đăng của một người dùng Reddit đã nhận được hơn 267.000 lượt ủng hộ.

"Tôi có thể không có bảo hiểm xã hội, nhưng tôi cảm thấy rất tự do!"

Một người dùng khác đã đăng tải dòng trạng thái kèm ảnh chụp màn hình tin nhắn từ chức.

Đối với các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử và vai trò văn hóa của việc làm ở Hoa Kỳ thì không có gì quá ngạc nhiên khi hiện tượng này xảy ra trong đại dịch. Hàng triệu người Mỹ từ lâu đã kiệt sức vì điều kiện làm việc khắc nghiệt - nhiều giờ, lương thấp và ít linh hoạt - và nhiều người, đặc biệt là những người được coi là "nhân viên quan trọng", đã kiệt sức vì đại dịch.

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Nhiều người lao động kiệt sức vì đại dịch (Nguồn ảnh: Getty Images)

"Mọi người đang nói rằng họ bị trả lương thấp một cách có hệ thống, họ nhận được một mức lương thấp đến vô lý cho những giá trị mà họ tạo ra. Họ đang đảm nhận hầu hết các công việc, nhưng họ bị đối xử tệ bạc và nhận mức lương mà không đủ để trang trải cuộc sống. Đại dịch chính là giọt nước làm tràn ly", Kathi Weeks, Phó giáo sư nghiên cứu về phụ nữ tại Đại học Duke, đồng thời là tác giả của cuốn sách "The Problem with Work: Feminism, Marxism, Antiwork Politics, and Postwork Imaginaries" cho biết. 

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Mọi người đang nói rằng họ bị trả lương thấp một cách có hệ thống, họ nhận được một mức lương thấp đến vô lý cho những giá trị mà họ tạo ra (Nguồn ảnh: smallbusiness.co.uk)

Benjamin Hunnicutt, một nhà sử học tại Đại học Iowa, người đã nghiên cứu về vai trò của công việc đối với cuộc sống của người Mỹ trong nhiều thập kỷ, mô tả nó như một sự đánh giá lại hàng loạt lời hứa rằng công việc không chỉ là một bàn đạp cho mục tiêu chính và nó có thể khiến chúng ta hài lòng với tư cách là con người.

Ông Hunnicutt chỉ ra công việc là một phát minh hiện đại, là sản phẩm của Cách mạng Công nghiệp. Cuộc cách mạng đã tách cuộc sống công việc ra khỏi cuộc sống gia đình và biến nó trở thành một phần riêng biệt trong cuộc sống của mọi người.

Mặc dù nó mang đến nhiều lợi ích cho xã hội nhưng lại cũng khiến công việc trở thành yếu tố chi phối cuộc sống của chúng ta, khiến một số người làm việc hơn 70 giờ và có ít ngày nghỉ hơn.

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Cách mạng Công nghiệp đã tách cuộc sống công việc ra khỏi cuộc sống gia đình (Nguồn ảnh: pivotalsolutions.com)

Nhà sử học tiếp tục nhấn mạnh rằng tiến bộ vào đầu thế kỷ 20 được định nghĩa là tiền lương cao hơn và thời gian làm việc ngắn hơn. Các nhà kinh tế đáng chú ý đã dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục và mọi người sẽ làm việc ít hơn. Nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes từng dự đoán rằng vào năm 2030, mọi người sẽ làm việc 15 giờ mỗi tuần.

Ông nói: "Thời gian rảnh rỗi được coi là thời gian để con người có thể phát triển. Làm việc thì tốt đó, nhưng nó vẫn chỉ là một bàn đạp để chúng ta hướng đến nhiều mục tiêu khác - chính là kiếm sống và lời hứa dành thời gian rảnh rỗi để làm phong phú cuộc sống, để trở thành những bậc cha mẹ tốt hơn, những thành phần tốt hơn trong cộng đồng chung".

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Làm việc thì tốt đó, nhưng nó vẫn chỉ là một bàn đạp để chúng ta hướng đến những mục tiêu khác (Nguồn ảnh: ATLASSIAN) 

Thay vào đó, chúng ta đã bị mắc kẹt trong cùng một tuần làm việc kéo dài 40 giờ sau cuộc Đại khủng hoảng. Tại sao chúng ta vẫn không thoát khỏi lịch trình đó, mặc dù công nghệ đã giúp người lao động làm việc năng suất hơn rất nhiều, là một câu hỏi mà nhà sử học Hunnicutt cho biết nghiên cứu của ông trong suốt 50 năm qua vẫn đang cố gắng tìm ra trả lời.

Ông lập luận rằng kể từ khi tuần làm việc 40 giờ được phát triển hơn 80 năm trước, người Mỹ cũng đã xuất hiện một sự tôn sùng gần như tôn giáo đối với công việc, một trong những nơi mà công việc được coi là mục tiêu cuối cùng và "đầy ắp những kỳ vọng".

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Khác với mong đợi, công việc thực tế lại thường không cung cấp đủ cho mọi người những thứ họ cần để sống (Nguồn ảnh: TECHGIG)

"Kỳ vọng của chúng ta là công việc sẽ tiếp tục 'toàn thời gian' và đó sẽ là nơi mà chúng ta có thể được thỏa mãn", ông nói.

Nhưng trong khi người Mỹ được nuôi dưỡng với ý tưởng về một công việc mơ ước, một công việc có thể thỏa mãn cả về mặt cá nhân lẫn tài chính, thì công việc thực tế lại thường không cung cấp đủ cho mọi người những thứ họ cần để sống.

Có một khoảng cách rất lớn giữa năng suất của người lao động và mức lương đã tăng trong 40 năm qua. Khoảng 43 triệu người Mỹ có khoản nợ vay sinh viên trị giá tổng cộng 1,7 nghìn tỷ đô la. Công việc bán thời gian và việc khoán, thường không có bảo hiểm y tế hoặc trợ cấp hưu trí, đã tăng 15% trong thập kỷ qua.

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Nhiều người thuộc Gen M có điều kiện kinh tế kém hơn cha mẹ, có ít tài sản hơn các thế hệ trước, phần lớn là do giá nhà tăng cao và khoản nợ sinh viên (Nguồn ảnh: Tangerine)

Ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, thực tế đối với nhiều người thuộc Gen M (những người có năm sinh từ khoảng năm 1980 đến năm 1995) là họ sẽ có điều kiện kinh tế kém hơn cha mẹ, có ít tài sản hơn các thế hệ trước, phần lớn là do giá nhà tăng cao và khoản nợ sinh viên.

Đại dịch đã thức tỉnh chúng ta: Có nhiều việc khác để làm mà chúng ta chưa từng nghĩ đến trước đây

Ông Hunnicutt nói: "Trải nghiệm làm việc từ xa đã thức tỉnh mọi người. Có những việc khác để làm mà mọi người chưa từng nghĩ đến trước đây, có những việc chúng ta có thể dễ dàng đạt được và chúng ta có cả cuộc sống bên ngoài công việc nữa".

Các công ty đã nắm bắt được khả năng chịu đựng ngày càng giảm đối với công việc - đặc biệt là làm việc với thời gian dài và điều kiện kém - và cho biết họ sẵn sàng thực hiện một số thay đổi. Hàng chục công ty đã thông báo họ sẽ cho phép nhân viên của họ làm việc từ xa vô thời hạn. Một số công ty, như Kickstarter và Shopify, đang thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày, lịch trình làm việc mà một số người cho rằng không ảnh hưởng đến năng suất trong khi có thể làm tăng sự hài lòng của nhân viên.

covid 19 da thay doi thai do lam viec cua chung ta nhu the nao - anh 0
Làm việc từ xa không chỉ thay đổi cái nhìn của người lao động mà còn ảnh hưởng cả định hướng của các công ty (Nguồn ảnh: gallup.com)

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng này chỉ là tạm thời, là sản phẩm của một thị trường lao động thu hút đang trao quyền cho người lao động và mọi thứ rồi sẽ trở lại như cũ mà thôi.

Nhưng những người khác hy vọng rằng đại dịch thay đổi vĩnh viễn cách mà mọi người nghĩ về công việc và sẽ thúc đẩy họ đặt câu hỏi - và thậm chí là thay đổi - vai trò của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Làm thế nào để tự "giữ chân mình" trong tình thế "người người nghỉ việc"?

Gen Z ơi, nghỉ dịch hay nghỉ việc?

Nhiều người trên mạng xã hội nói "nghỉ việc" là "chăm sóc bản thân"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ