Gen Z trở lại thành phố ngày "bình thường mới": Thực hiện tiếp những ước mơ còn dang dở!

Các bạn trẻ cảm ơn thành phố đã cưu mang, cho họ một nơi học tập và sinh sống lý tưởng.

Những ngày tháng giữa năm 2021 đây chắc hẳn sẽ là khoảng thời gian chẳng thể nào quên được trong mỗi người chúng ta. Hình ảnh cô cậu sinh viên, dòng người đổ về quê để "trốn dịch". Màn hình máy tính đã trở nên quen thuộc trong suốt kỳ học online, mọi thứ đảo lộn lên vì kẻ địch vô hình vẫn đang ngày ngày xâm chiếm cuộc sống. 

Sau một cuộc chiến dài chưa có hồi kết, cuộc sống lại chuyển giao sang giai đoạn mới với cái tên thân thuộc "bình thường mới", tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Ánh đèn đường đã sáng rực các ngõ hẻm, hàng quán lại nhộn nhịp người đến kẻ đi. Đó cũng là lúc, những người trẻ về lại "nhà", về lại nơi mình thuộc về sau khoảng dài xa nhớ.

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0

Cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn Gen Z khi được trở về thành phố sau khi bình thường mới trở lại. 

Sự trở lại "khác biệt"...không quà quê

Trở lại thành phố vào những ngày số ca bệnh vẫn còn đó, tấm biển đỏ cách ly vẫn đâu đó trong con hẻm nhỏ. Nỗi lo cùng với sự mong chờ luôn đan xen và trực chờ trong tâm lý của người trẻ ngày lên lại thành phố, người lại được dịp về với Thủ đô những ngày cuối thu. 

Một bình thường mới khác thường. Sài Gòn, Hà Nội vui vì những giới tuyến tạm bợ và thủ công "vùng xanh, vùng đỏ" ngăn cách được tháo gỡ dần, nghĩa là vơi đi một phần tâm lý nặng nề. Khi những công xưởng sáng đèn cũng là lúc nhiều lao động ngoại tỉnh trở lại, khi thành phố về lại ngày nhộn nhịp cũng là lúc những người trẻ "cất cánh" trở về. 

Được trở lại thành phố là một niềm vui và lo lắng, đó là cảm xúc của cậu bạn Vũ Lâm (sinh viên năm 4. ĐH KHXH&NV) ngày quay lại Sài Gòn. 

"Sau hơn nửa năm trở lại Sài Gòn, mình cứ ngỡ như ngày đầu tiên mình lên thành phố, giống như một tân sinh viên, trông thành phố thật lạ lẫm, mình không ngờ thành phố hồi sinh và nhộn nhịp như vậy, không như những gì mình nghĩ như hồi ở nhà 'chắc lên Sài Gòn sẽ trông thưa thớt và vắng vẻ lắm'. Mình rất vui vì thành phố "bình thường mới".

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Huỳnh My đã quay về thăm lại làng đại học và chuẩn bị cho công việc đồng hành cùng hoa hậu

"Lần đầu trở lại Sài Gòn sau khoảng thời gian nghỉ dịch, điều đầu tiên cảm thấy là giống như "trở về". Trở về nơi mà mình đã từng sống và gắn bó suốt ba năm đại học, thấy Sài Gòn khoẻ hơn sau cơn bạo bệnh, mình mừng" - Huỳnh My (nhân viên sáng tạo nội dung) cho biết.

Đó cũng là cảm xúc của Phượng An (sinh viên năm 2, ĐH KHXH&NV Hà Nội) khi ngồi trên chuyến xe từ Cao Bằng trở về Hà Nội những ngày trước, xa Hà Nỗi cũng gần nửa năm, cô bạn cảm thấy: "Sau khi trở lại Hà Nội điều đầu tiên làm mình thấy lạ lẫm đó là đường xá đã trở nên đông đúc hơn, không còn cảnh khắp nơi còn là các chốt kiểm dịch nữa , dường như nhịp sống thường nhật đang từng bước từng bước hồi phục". 

Cậu bạn Công Minh cũng đã có lại cảm giác ngồi xe đò, những chuyến đi về giữa Nam Định lên Hà Nội. 

Vấn đề

Logo VieZ

Mình cảm thấy khá vui vì sau bao ngày chống dịch, khó khăn đã vơi dần đi tại vùng đất Hà thành. Lên được Hà Nội mình thấy rất vui nhưng cũng một phần lo sợ vì tình hình hiện tại dịch bệnh cũng chưa ổn cho lắm, lo lắng nhưng hào hứng cho ngày trở lại.

Công Minh - Freelance media

Được trở lại thành phố là một niềm vui và lo lắng., những sự đấu tranh đã diễn ra trong chính mỗi người trẻ. Quyết định trở lại thành phố trong thời gian này cũng mạo hiểm đối với mỗi cô cậu sinh viên, gia đình cũng không vơi đi chút lo lắng vì dịch bệnh vẫn còn đó.

Thời gian rời quê về "nhà" khi dịch bệnh vẫn diễn ra mỗi ngày, số ca nhiễm chưa hẳn là giảm. Nhưng hơn hết họ học cách đón nhận, sống thích nghi với dịch bệnh, đảm bảo thực hiện theo các quy định phòng chống dịch và chinh phục những dở dang còn để lại hồi đầu dịch. 

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Vũ Lâm trở về kí túc xá để lấy đồ đạc sau 6 tháng xa cách

Khác hẳn những lần đi đi về về giữa quê hương và thành phố, lần trở lại luôn có những xúc cảm lạ lẫm trong mỗi Gen Z. Họ cảm nhận sự chuyển mình thay đổi của thành phố, thay đổi trong chính bản thân và cả sự lột xác của chốn đông đúc nhiều người này. Hành lý mang theo không chỉ đơn thuần là quần áo, mấy món đặc sản quê nhà luôn làm "chết thèm" đám người trẻ nữa mà còn là cả một "tủ thuốc y tế" cho mùa dịch. 

Vấn đề

Logo VieZ

Hành lý lần này mình mang theo không phải là những thứ quà quê như mọi khi mà là: thuốc hạ sốt, vitamin C, chanh, sả, tỏi và dầu gió, khẩu trang…

Vũ Lâm - sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Sau cuộc càn quét...thay đổi nhiều rồi!

Hơn nhiều tháng ngày rời khỏi thành phố, những băn khoăn trong quyết định chọn ở và đi đã luôn chạy dọc dài trong suy nghĩ của các bạn trẻ. Hành trang mang theo lần này chỉ với mong ước dịch giã được kiểm soát, công việc và những trải nghiệm được diễn ra, sớm thoát ly khỏi những ngày "nhốt mình" trong căn phòng với bốn bức tường. 

Ngày trở lại, điều mà mỗi người trẻ được thấy là hơi thở mới với nhịp sống mới của thành phố. "Phục hồi" và từng bước trở lại. Hơn sáu tháng quay lại thành phố lớn nhiều thứ thay đổi do trận dịch càn quét dữ dội của dịch bệnh đã kéo đến như một thước phim dài tập không hồi kết.  Sài Gòn, Hà Nội  bỗng nhiên yên sắng hơn trước đây, mặc dù nhộn nhịp nhưng vẫn có chút gì trầm buồn hơn hẳn. 

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Công Minh đã trở lại Thủ đô sau 4 tháng dài 

"Mình thấy Thành phố nhiều thay đổi, nhưng mà lớn nhất là ít nhà mở cửa, dù có mở cũng giới hạn, có nhiều quán quen cứ thấy nằm im hoặc là dọn luôn. Người dân cũng cẩn trọng hơn, có kinh nghiệm hơn trong việc phòng chống, điều trị bệnh" - đây là những cảm nhận của Huỳnh My khi trở lại TP.HCM.

Những nỗi ám ảnh trên báo về số ca nhiễm tăng, số ca tử vong, sức ép ở các bệnh viện dã chiến, khu cách ly hay nơi tuyến đầu, đỉnh điểm là cuộc tháo chạy khỏi thành phố, người dân tìm đường hồi hương trở về nhà để tránh dịch vì mấy tháng trời họ không có gì ăn, không thể trụ được,...tất cả đã đi qua nhưng nỗi ám ảnh và sự phục hồi vẫn đang cố gắng từng ngày từng giờ. Sự trở lại lần này, họ xem như chở theo những niềm tin mới ngày về nhà. Thành phố - vẫn là miền đất hứa, một nơi dễ sống, nơi mà những người trẻ xem như quê hương thứ 2 của mình.

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Phượng An đã quay lại Hà Nội với mong muốn sớm ổn định về chỗ ở và công việc

"Ngày đầu lên lại Sài Gòn, mình có chút buồn vì tiền sửa xe khá tốn kém sau hơn nửa năm nó đóng băng nơi góc phòng trọ. Nhưng hơn hết, mình đã kịp nhìn thấy một thành phố tấp nập, nhộn nhịp khắp các quận. Giờ đây, mình thấy người dân thành phố bắt đầu sống thích nghi với dịch và cách họ hiểu hay nhận thức cũng khác đi, trông tình hình có vẻ cải thiện hơn, mình vui vì điều đó" - Lâm hào hứng chia sẻ.

Vì là một Gen Z thích nghi dễ dàng, cuộc sống ngày trở lại của cô bạn Huỳnh My Vì cũng có nhiều sự thay đổi. 6 tháng dịch cô nàng đã quen với việc ở nhà, ngại ra đường, ngại tiếp xúc. 

Vấn đề

Logo VieZ

Giờ mình đang dần ổn định lại với công việc, di chuyển nhiều hơn, và trở lại những nơi quen thuộc trước đây. Đặc biệt là khẩu trang, cồn luôn theo mình 24/24.

Huỳnh My - nhân viên Sáng tạo nội dung

Ngày về Thủ đô, Phượng An cũng đã có những cảm nhận khác biệt về nhịp sống của mọi người dân. "Dù vẫn có một số mặt bất tiện như việc mình khôngthể book grab trên ứng dụng mỗi khi cần có việc phải đi xa. Nhưng mình thấy vui nhất là sự thay đổi lớn nhất của thành phố trong suốt thời gian qua đó chính là ra đường ai cũng đeo khẩu trang , trước đó, vẫn có rất nhiều người chủ quan, không đeo khẩu trang khi ra đường".

Hai bạn trẻ Hà thành nhận thấy nhịp sống thủ đô đã có nhiều thay đổi

Chở những mong ước về "nhà"

Sự phục hồi, người dân được đến nhà máy, công ty, cơ quan làm việc. Học sinh sinh viên được đến trường dangd ần khởi sắc. Cuộc sống "bình thường mới" là lúc Gen Z được bắt đầu khởi động những hoạch định mới cho chính mình. Thành phố là nơi chấp cánh cho những dự dịnh của họ trở thành hiện thực. 

Chở giấc mơ trở lại thành phố, cô bạn Phượng An đã ấp ủ cho mình dự định được mở một tiệm nail nhỏ, dự án start-up đã phải dời rất nhiều lần vì dịch bệnh. Dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, mọi thứ vẫn có chút chênh vênh nhưng cô bạn vẫn xem đây là cơ hội và là bước khởi đầu mới.

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Lâm mong muốn một kỳ thực tập trọn vẹn với nhiều trải nghiệm mới

"Việc đầu tiên mình làm sau khi trở lại Hà Nội chính là chuyển nhà và bắt đầu setup tiệm nail nhỏ của mình, kế hoạch này mình đã ấp ủ 5 tháng qua nhưng vì dịch nên đến bây giờ mới có thể thực hiện được. Mình muốn trở lại thành phố vì muốn bắt đầu công việc một cách nhanh chóng hơn, có lẽ là mình nhớ một chút tấp nập của Hà nội nữa".

Vấn đề

Logo VieZ

Mình muốn trở lại thành phố vì muốn bắt đầu công việc một cách nhanh chóng hơn, có lẽ là mình nhớ một chút tấp nập của Hà nội nữa.

Phượng An - sinh viên Đại học KHXH&NV Hà Nội

Quay trở lại để cảm nhận không khí của "nhà", đẻ bắt đầu hoàn thành nốt những dự định cho cuối năm, cả Vũ Lâm và Huỳnh My cũng quyết định từ Cà Mau lên lại Sài Gòn để thực hiện và nhận việc tại chỗ làm. Tính chất công việc cùng với tính cách năng động không để người trẻ "chết mòn" được vì dịch bệnh, họ lựa chọn "phục hồi" tinh thần nhanh chóng.

"Mình muốn trải nghiệm một kỳ thực tập với một môi trường làm việc thực tế, được lên cơ quan gặp gỡ các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt mình là một sinh viên báo chí nữa ở nhà lâu quá mình chịu không được, mình muốn phiêu lưu đó đây nên mình quyết định trở lại Sài Gòn" - Lâm quyết định trở lại sau 6 tháng ở nhà.

gen z tro lai thanh pho ngay binh thuong moi thuc hien tiep nhung uoc mo con dang do - anh 0
Tiệm nail của Phượng An đang dần được hoàn thiện

Vì công việc và chút nhớ nhịp sống thành phố, là những lý do lớn nhất cho việc trở lại của các cô cậu sinh viên. 

"Mình trở lại Sài Gòn, điều đầu tiên là đi thăm lại nơi mình từng sống - làng đại học, một nơi mình luôn lo lắng thay đổi như thế nào sau khi dịch bệnh xảy ra, và đúng thật là nó quá nhiều thay đổi. Tiếp theo thì mình trở lại cùng công việc, hỗ trợ cho Á hậu Kim Duyên trong hành trình đến với Miss Universe 2021. Mình trở lại là do tính chất việc và những cơ hội mới mở ra công việc. Nói chung quay lại vì sắp xếp để tìm kiếm công việc mới, cơ hội mới sau những ngày ì ạch ở nhà" - Huỳnh My tâm sự.

"Mình vừa lên Hà Nội cách đây nửa tháng. Mình cũng băn khoăn có nên trở lại Hà Nội giai đoạn này không, nhưng vì công việc và mình phải làm bài cuối kỳ cũng như một số vấn đề thực tập năm cuối nên mình đã ra Hà Nội, quay lại để ngắm chút bình yên ở cầu Long Biên, đi một vòng hồ Tây" - Công Minh cũng như bao Gen Z khác.

Hơn hết các bạn trẻ cảm ơn thành phố đã cưu mang, cho họ một nơi học tập và sinh sống lý tưởng.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

#YouAreNotAlone: Cùng chung tay chữa lành!

"Bình thường mới" của TNV chống dịch: Nhìn về những bệnh nhân đã hồi phục thay vì mất mát

Làm sao để sống vui khi dịch bệnh vẫn còn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ