Kết hôn, ly thân, ly hôn: Chuyện cơm bữa giữa thời hiện đại?

Với người trẻ, kết hôn không còn là chuyện trọng đại một đời và việc ly thân hay ly hôn cũng đã trở nên bình thường hóa.

Chấn động Vbiz mấy ngày hôm nay là thông tin thiếu gia Đức Phạm xác nhận ly thân với Diệp Lâm Anh. Liên quan đến vụ việc này, trên mạng xã hội người ta không khỏi tò mò về mức độ thực hư của câu chuyện.

Bàn tán xoay quanh có là luồng tranh cãi về chuyện kết hôn rồi lại ly hôn "như cơm bữa" trong suốt những năm gần đây. Bởi vì với người trẻ, kết hôn không còn là chuyện trọng đại một đời và việc ly hôn để đi tìm hạnh phúc mới đang được người trẻ định hình lại.

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0
Diệp Lâm Anh và ông xã Đức Phạm đang có nghi vấn rạn nứt tình cảm

Người trẻ đang dần có cái nhìn đa chiều hơn về việc "ly thân, ly hôn"

Có thể thấy tự do yêu đương và hôn nhân tự nguyện là xu hướng mà giới trẻ lựa chọn. Việc tự tìm hiểu, yêu thương và đi đến hôn nhân vẫn là cách thức, con đường mà giới trẻ muốn có hạnh phúc của chính mình, chứ không phải vì mong muốn của một ai khác. Cụ thể, có hơn 80% người trẻ khi được hỏi đều trả lời họ cảm thấy bình thường với những kiểu hôn nhân mới trong cuộc sống hiện tại.

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0
Kết hôn không còn là chuyện trọng đại một đời và việc ly hôn để đi tìm hạnh phúc mới đang được người trẻ định hình lại

Song hành trên diễn tiến hôn nhân đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng, người trẻ cũng dần có cái nhìn đa chiều hơn về việc "ly thân, ly hôn". Thế hệ X, Y đã trải qua một cuộc hành trình khi nói về hôn nhân một cách rập khuôn và nhiều đánh giá tiêu cực khi "Nếp nhà này không có chuyện con cái ly dị" hay "Mày ly dị để bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ mày à".

Thực tế là trong văn hóa phương Đông như ở Việt Nam, gia đình và xã hội vẫn coi trọng việc kết hôn ở người trẻ thay vì để họ tự do với cuộc đời mình. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải đối phó với những kỳ vọng của gia đình và xã hội về những loại vai trò mà chúng ta "được cho là" phải đảm nhận ở một độ tuổi nhất định.

Kết hôn, sinh con là một trong những vai trò đó. Nếu không sống theo những kỳ vọng này, cụ thể là trì hoãn kết hôn hoặc thậm chí không kết hôn, người ta sẽ cho đây là điều bất bình thường.

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0

Nền tảng gia đình truyền thống vẫn bám lấy quan điểm của thế hệ trước và dù muốn hay không, người ta cũng không dám ly hôn vì như phạm phải "tội tày trời". Song đối với người trẻ, quan niệm về việc kết hôn và ly hôn đã thoáng hơn rất nhiều. Họ đã tiếp nhận, xoá bỏ đi lằn ranh của thế hệ cũ, với những rào cản về "ly hôn, ly thân".

Có phải người trẻ chỉ đang "dạo chơi" trong một cuộc hôn nhân?

Trong tất cả những cái "bình thường hóa" mà người trẻ đã thay đổi theo nhiều chiều hướng cởi mở hơn so với thế hệ trước thì "ly hôn, ly thân" cũng là một trong số những cái đã được người trẻ "bình thường hóa". Người trẻ đã giải phóng, bước ra khỏi những giới hạn xã hội đặt ra, họ nhìn nhận việc ly hôn theo một hướng tích cực hơn đó là sự giải thoát, là một cuộc sống mới, là "ly hôn có trách nhiệm"...

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0

Với Hoàng Kha, một Gen Z chính hiệu đã chia sẻ về quan điểm của mình về việc ly hôn trong thời hiện đại: "Không hòa hợp, không hiểu nhau, quá khác biệt, quá cảm xúc, quá đối lập... có biết bao nhiêu lý do để chúng ta nói lời chia tay. Còn hôn nhân lại chỉ dành cho những người thật sự hiểu hết và trân trọng mọi khía cạnh của nó.

Vì thế, ly hôn cũng là sự quyết định của mỗi cá nhân, nó không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời, nó là sự giải thoát cho cả hai người trong mối quan hệ nhiều đổ vỡ".

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0

Người trẻ ngày nay cũng đã không còn tôn thờ hôn nhân như một điểm cuối của cuộc đời để rồi hụt hẫng khi nhìn thấy người ta ly hôn. Và hơn cả, chia tay cũng không phải là cái kết của một cuộc hành trình dài. Trước khi kết hôn, chúng ta là hai cá thể độc lập và toàn vẹn, sau khi ly hôn, chúng ta trưởng thành và vững vàng với những bài học đã có cùng nhau suốt những tháng ngày ở bên nhau.

Tháng 5 vừa rồi, Facebook cũng share rầm rộ câu chuyện chia tay của Bill Gates và vợ. Chúng ta có thể tin hoặc không tin vào sự kết thúc của hai con người bất kỳ nào trên thế giới này, kể cả Bill Gates. Nhưng suốt 27 năm ở bên nhau họ cũng đã kết thúc bằng một cuộc tuyên bố chung, không tai tiếng. Chia tay mở ra một hành trình mới trong cuộc đời mà ở đó, họ thấy cuộc sống của bản thân được trọn vẹn hơn, như cách Bill Gates đã chia sẻ trong dòng thông cáo trên Twitter.

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0
Chúng ta có thể tin hoặc không tin vào sự kết thúc của hai con người bất kỳ nào trên thế giới này, kể cả Bill Gates

Chuyện kết hôn rồi ly hôn đã không còn là điều to tát trong quan niệm của người trẻ. Họ tự giải phóng mình trước những quan điểm về hôn nhân mà thế hệ trước đã đặt ra. Ly hôn là cách để giải phóng cuộc đời của mỗi người.

Không ai cổ xúy ly hôn như một "xu thế" của cuộc sống trẻ nhưng...

...chúng ta hãy tôn trọng và tạo điều kiện cho các "cuộc ly hôn có trách nhiệm".

"Cuộc ly hôn có trách nhiệm"?

Ly hôn có trách nhiệm có nghĩa là người trong cuộc sẽ tự giải phóng mình để hôn nhân không còn những ngày lần mò trong bóng tối. Bởi trước khi đổ vỡ, nó sẽ rạn nứt. Và dấu hiệu của những cuộc rạn nứt này là cãi vã, lớn tiếng rồi ngày càng đắm chìm trong những mâu thuẫn không thể thoát ra được. Vậy hai cá thể sống chung với nhau trong một mối quan hệ như vậy sẽ như thế nào?

Trong một chừng mực nhất định, suy nghĩ trên không sai nhưng đã phần nào khiến cho hôn nhân bị hạn định rất nhiều. Người ta cam chịu ở lại vì con cái trong khi tình cảm đã hết, chấp nhận vợ hay chồng ngoại tình để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhưng câu hỏi đặt ra có phải là vì gia đình, vì con cái hay vì hình ảnh gia đình theo truyền thống?

ket hon ly than ly hon chuyen com bua giua thoi hien dai - anh 0
 Người ta cam chịu ở lại vì con cái trong khi tình cảm đã hết, chấp nhận vợ hay chồng ngoại tình để bảo vệ hạnh phúc gia đình

Nền tảng gia đình truyền thống vẫn bám lấy quan điểm, một gia đình có con cái ly dị,  như một điều xấu hổ. Cái tư tưởng cổ hủ ấy khiến nhiều người cam chịu để sống trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Đằng sau sự cam chịu ấy kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Vậy tại sao, không bước ra khỏi cuộc hôn nhân vốn đã không còn đủ sức để ở lại?

Đôi khi vì định nghĩa hôn nhân là điều trọng đại trong quan niệm của thế hệ trước. Thế nên, cái việc cứ kết hôn rồi ly hôn như cơm bữa thế này, thật sự không vừa mắt. Còn người trẻ bây giờ quyết liệt hơn, có quyền tự do quyết định cho cuộc đời của mình. Không quá đặt nặng chuyện ly hôn hay kết hôn. Nhất là với nữ giới, họ sẵn sàng đi đến hôn nhân và cũng sẵn sàng kết thúc cuộc hôn nhân ấy, một cách vui vẻ, văn minh. Vì sống trong thời hiện đại, ai cũng có quyền được sống cuộc đời của chính mình mong muốn.

Love to Lớp: Tại sao phải tự "mạo danh" mình là kẻ kém cỏi hơn nửa kia?

Love to Lớp: Tình yêu đến giai đoạn "nhạt" thì phải làm sao?

Love to Lớp: "Mối tình đẳng cấp" và những lời chia tay văn minh của giới trẻ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ