Phải làm gì khi đối phương "dùng chiêu" im lặng với mình?

Một cách khác để giải quyết vấn đề chính là kiên nhẫn chờ đợi với hy vọng nó sẽ tự kết thúc?

Trong một mối quan hệ, nhiều người sử dụng sự im lặng độc hại (Silent treatment), không trò chuyện với người còn lại. Điều này khiến đối phương cảm thấy khó chịu, tâm trí rối loạn và chạy đua với những suy nghĩ điên cuồng về việc liệu có phải bản thân đã làm gì sai.

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Nếu được thực hiện với ý đồ xấu, thì sự im lặng độc hại này là một hành vi lạm dụng để khiến ai đó cảm thấy tồi tệ hoặc thay đổi hành vi của họ vì lợi ích của kẻ lạm dụng. Tuy nhiên, may mắn thay, chúng ta hoàn toàn có thể phá vỡ sự im lặng này. Có nhiều cách để "điều hướng" loại hành vi gây hấn thụ động này với sự giao tiếp có mục tiêu.

Sự im lặng độc hại (Silent treatment) là gì? 

Có lẽ nhiều người đã quá quen với thuật ngữ này. Nó dùng để chỉ việc một người trong một mối quan hệ nhưng lại phớt lờ một người quan trọng khác, có thể là người yêu, bạn bè, con cái hoặc thành viên gia đình, trong một khoảng thời gian đáng kể. Đôi khi, người im lặng thậm chí còn không chỉ ra lý do tại sao họ lại làm vậy.

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Như Joel Cooper, một giáo sư tâm lý học tại Princeton đã nói với tờ The Atlantic vào đầu năm nay, sự im lặng độc hại đã tước đi một trong những nhu cầu bản năng, cơ bản nhất của con người.

Bởi vì con người cần có sự giao tiếp xã hội đối thì sức khỏe tinh thần mới ổn định. Sự im lặng độc hại có thể gây ra căng thẳng, áp lực nếu diễn ra trong thời gian ngắn. Còn nếu tiếp tục diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thì sự căng thẳng ấy có thể được coi là lạm dụng.

Không có lý do phổ biến nào khiến ai đó có thể ngừng mọi giao tiếp bằng lời nói, nhưng một đặc điểm cơ bản của sự im lặng độc hại là khi nó xảy ra thì vấn đề thuộc về người im lặng hơn bất cứ điều gì khác. Daryl Austin viết trên tờ The Atlantic rằng các kiểu tính cách khác nhau sẽ sử dụng cách đối xử im lặng vì những lý do khác nhau:

Kiểu tính cách thụ động thường sử dụng sự im lặng để tránh xung đột và đối đầu, trong khi kiểu tính cách mạnh mẽ lại sử dụng "chiêu" này để trừng phạt hoặc kiểm soát. 

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Về cơ bản, "silent treatment" là một chiến thuật giao tiếp (phi ngôn ngữ) độc hại thường nhằm mục đích kiểm soát cảm xúc của người khác thông qua việc gieo rắc nghi ngờ, khiến họ bối rối và lo lắng. Đôi khi, nó xảy ra bởi vì người im lặng bị cảm xúc lấn át và không biết cách diễn đạt cảm xúc của họ thành lời. 

Làm thế nào để biết đó có phải là lạm dụng?

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ đôi lứa và đây là lần đầu tiên họ lạnh nhạt với bạn, tốt nhất bạn nên nhìn nhận lại xem có dấu hiệu cho thấy sự lạm dụng hay không. Như Healthline chỉ ra, có một số gợi ý về việc sự im lặng độc hại đang lấn sang phạm vi của lạm dụng .

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Một số dấu hiệu của lạm dụng được Healthline chỉ ra như sau:

  • Sự im lặng độc hại xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn.
  • Im lặng để trừng phạt, chứ  không phải là để hai bên “hạ hỏa” và làm lành.
  • Sự im lặng chỉ kết thúc khi bạn xin lỗi, cầu xin hoặc nhượng bộ.
  • Bạn đã thay đổi hành vi của mình để tránh phải chịu sự im lặng độc hại.

Nên đối mặt như thế nào?

Một cách để giải quyết vấn đề chính là chỉ ra vấn đề một cách trực tiếp, nhưng không phải là theo cách buộc tội hay thù địch. Bác sĩ tâm thần Elizabeth Gordon gần đây đã chia sẻ rằng người đã chịu sự im lặng nên sử dụng ngôi thứ nhất để thể hiện rõ cảm xúc của bản thân. 

Một cách khác để giải quyết vấn đề chính là kiên nhẫn chờ đợi, đợi chờ với hy vọng nó sẽ tự kết thúc. Về mặt lý thuyết, cách làm này có thể sẽ hiệu quả chỉ khi người ấy của bạn chỉ đang tự mình giải quyết một việc gì đó và cuối cùng họ cũng sẽ bỏ qua.

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Tuy nhiên, nếu cách đó không có tác dụng, bạn đành phải trở về với cảm xúc chân thực nhất của mình. Bày tỏ rằng sự im lặng ấy khiến bạn đau khổ có thể sẽ hiệu quả như cách hy vọng rằng vấn đề sẽ tự giải quyết qua thời gian. Và như nhà tâm lý học Andrea F. Pollard đã viết trên tạp chí Psychology Today, cách này có thể giúp bạn nghĩ về người im lặng với nhiều lòng trắc ẩn hơn.

Nhìn nhận từ phương diện khác có thể thấy rằng một người  sử dụng sự im lặng cũng có thể là do người ấy không thể tìm được phương pháp khác, thực ra đó cũng là một kiểu đau khổ. Khi một người hiểu được những gì người khác đang phải chịu đựng, họ sẽ bớt cảm thấy bản thân là nạn nhân và sẽ có khuynh hướng đồng cảm, vỗ về và dẫn dắt hơn. 

phai lam gi khi doi phuong dung chieu im lang voi minh - anh 0

Nếu mọi cách đều thất bại và bức tường im lặng không thể bị phá vỡ, có lẽ đó sẽ là lúc để kết thúc mối quan hệ. Nếu thật sự trân trọng mối quan hệ của chính mình, chúng ta cần phải nhận thức được một điều rằng giao tiếp chính là chìa khóa để hai người có thể thấu hiểu nhau và cùng nhau đi về phía trước. 

5 tuyệt chiêu giao tiếp "vượt thế hệ" cho Gen Z nơi công sở

Đừng bật khóc vì cô đơn khi ở nhà mùa dịch!

Love to Lớp: Cảm giác cô đơn trong một mối quan hệ như thế nào?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ