Mối quan hệ "phức tạp" của reviewer ẩm thực và quán ăn

Từ mối quan hệ cộng sinh, nhiều nhà hàng và food review dần đối đầu vì xung đột lợi ích.

Mối quan hệ "phức tạp" của reviewer ẩm thực và quán ăn

Hiện tại, các quán ăn hoặc nhà hàng ẩm thực được hưởng lợi nhờ hiệu ứng lan truyền nhưng không phải chủ yếu từ Instagram hay Facebook, những nền tảng chính giúp tiếp thị trong ngành ăn uống những năm gần đây. Mọi thứ đều bắt nguồn từ "tóp tóp".

Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là thành công trước mắt. Không clip nào có thể viral mãi trên Internet. Lượng khách tăng đột biến cũng là thách thức với những quán ăn vừa và nhỏ nếu không có chiến lược kinh doanh phù hợp. 

moi quan he phuc tap cua reviewer am thuc va quan an - anh 0
Blogger ẩm thực ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. 

Mỗi ngày có hàng trăm clip review được các reviewer đăng tải trên "tóp tóp". Nội dung nhóm này chia sẻ lên mạng xã hội, nhà hàng không thể kiểm soát. Bên cạnh những lời khen, chủ quán cũng nhận về khá nhiều ý kiến tiêu cực.

Mối quan hệ phức tạp

Mối quan hệ giữa reviewer ẩm thực trên "tóp tóp" và nhà hàng thường rất phức tạp, nhưng chủ yếu đó là một thỏa thuận kinh doanh giúp đôi bên cùng hưởng lợi về nhiều khía cạnh khác nhau. Họ hỗ trợ qua lại cùng phát triển. 

Người có ảnh hưởng nhận được sản phẩm và nội dung miễn phí cho kênh social. Họ sẽ nêu những đánh giá, quan điểm có lợi cho phía đối tác, đồng thời nhà hàng có thể tiếp cận khách hàng trẻ tuổi trên "tóp tóp".

Vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, các nhà hàng đóng cửa hàng loạt và nhân viên phải buộc nghỉ việc bất đắc dĩ. Các blogger về ẩm thực tìm kiếm nội dung cho kênh social trong thời gian đó cũng khá khó khăn.

Các nhà hàng đã giúp giải quyết khó khăn bằng những phương án giao hàng và bán mang đi kiểu mới. Còn nhóm blogger tìm thấy hướng đi khác bằng nền tảng "tóp tóp".

moi quan he phuc tap cua reviewer am thuc va quan an - anh 0
Blogger ẩm thực giúp nhà hàng có độ nhận diện và nhà hàng tạo nội dung cho họ trên mạng xã hội. 

Nhiều nhà hàng và blogger ẩm thực đã hợp tác cùng nhau sống sót sau đại dịch. Ngày nay, thay vì dùng Google để tìm kiếm các nhà hàng, giới trẻ có xu hướng xem review trên các ứng dụng như "tóp tóp", Instagram... Nghiên cứu của công ty tiếp thị MGH cho thấy, "tóp tóp" có ảnh hưởng lớn đến quyết định ăn uống của người dùng.

Một số người dùng cho biết họ đã đi một quãng đường rất xa để ăn thử những món được review trên mạng xã hội. Một phần năm người dùng đã đến một thành phố khác để ghé thăm nhà hàng xuất hiện trên nền tảng.

Từ đối tác thành đối đầu 

Dù là mối quan hệ hợp tác, blogger ẩm thực trên "tóp tóp" và các quán ăn, nhà hàng vẫn không hoàn toàn hài lòng về nhau.

Các blogger ẩm thực phải suy nghĩ nội dung để cân bằng giữa các bài viết được trả tiền quảng cáo và những clip review công tâm để giữ chân khán giả. Tuy nhiên, nhiều quán ăn không muốn đặt cược niềm tin, số phận vào nội dung họ không thể kiểm soát trên mạng xã hội. Hiện tại, ngoài những nhà hàng được hưởng lợi, không ít quán ăn cũng từng điêu đứng vì clip review của các blogger. 

moi quan he phuc tap cua reviewer am thuc va quan an - anh 0
Bên cạnh những reviewer có tâm thì vẫn khá nhiều người làm giảm sự uy tín của bộ phận blogger này. 

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các nhà hàng dần trở nên e dè khi hợp tác với các blogger. Thậm chí, họ còn "cấm cửa" những reviewer nổi tiếng với những clip review tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như việc kinh doanh của nhà hàng.

Những reviewer đó nổi tiếng theo hướng tiêu cực, dùng sự chê bai, hạ thấp chất lượng sản phẩm để PR cho bản thân. Và hiện nay, những trường hợp như vậy khá nhiều, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà hàng và sự uy tín của nhiều blogger chuyên nghiệp khác. 

Review chè Chang Hi, Phạm Thoại thẳng thừng chê: "Chè không khác gì nước lọc"

Giải mã “chiến thần food review” Võ Hà Linh - Nờ Ô Nô - Cô Gái Có Râu: Được và chưa được điểm nào?

Haidilao (lại) dính phốt vì phục vụ món cá “ươn” cho “Chiến thần review” Võ Hà Linh

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ