Gen Z 'trốn' công sở: Chán văn phòng, thích nằm dài trên giường làm việc

Thoải mái ăn mặc, linh hoạt về thời gian, lướt “tóp tóp” không bị đánh giá… đây là số ít trong những lý do khiến Gen Z luôn thích làm việc tại nhà.

Gen Z dường như là thế hệ người trẻ có xu hướng độc thân, khiến họ cảm thấy bị cô lập. Và mới chập chững vào nghề thì không có đủ tài chính để tạo ra một không gian làm việc tốt hơn để làm việc tại nhà. Trong khi họ lại không có những cuộc gặp gỡ trực tiếp đôi khi giúp họ đạt được những dự án thăng tiến trong sự nghiệp, hoặc thậm chí là để có thiện cảm với sếp.

Đại dịch đã làm thay đổi tất cả. Khi những điều tưởng chừng là khó khăn lại là cơ hội giúp Gen Z tạo ra những bước tiến đáng kể. Họ đã dần thích nghi với mô hình làm việc mới, thậm chí là có xu hướng dần tránh né văn phòng và cho rằng làm việc trực tiếp khiến họ căng thẳng, công việc không được hiệu quả.

gen z tron cong so chan van phong thich nam dai tren giuong lam viec - anh 0
Dịch bệnh đã biến những khó khăn trở thành cơ hội đổi mới với các gen Z (Nguồn ảnh: News)

Gen Z là thế hệ cho sự "sống dậy" của làm việc từ xa

Vĩnh Khang (sinh viên năm 2, ĐH Sài Gòn) nhận định: "Mình vẫn thích làm việc trực tiếp, nhưng không thể phủ nhận được những giá trị mà làm việc tại nhà. Điều cần nói đến là ở nhà khiến mình cảm giác thoải mái hơn, đặc biệt là chủ động thời gian để cân bằng công việc, học tập và cuộc sống".

Ý kiến trên cho thấy một sự thích ích linh hoạt của các bạn trẻ trong thời đại công nghệ số, ta có nhiều tiện ích để kết nối từ xa hơn, thậm chí chẳng cần đến văn phòng mà cũng có thể làm việc nhóm, thuyết trình hay giải quyết công việc cùng nhau. Đó còn chưa kể đến việc ta có được sự linh động trong giờ giấc, tác phong hay kể cả là một không gian thoải mái yêu thích.

gen z tron cong so chan van phong thich nam dai tren giuong lam viec - anh 0
Nhờ có sự linh động và tinh thần thoải mái, làm việc tại nhà trở thành sự lựa chọn ưu tiên với nhiều người (Nguồn ảnh: vitacost)

Nếu trước kia những công việc tự do chỉ dành cho những người làm bán thời gian, freelancer… thì ngày nay chúng có thể được ứng dụng trong nhiều nhóm ngày nghề. Dịch bệnh bùng phát mở ra cơ hội về sự đổi mới cho Gen Z, đó không chỉ là giải pháp nhất thời trong hoàn cảnh khó khăn, mà còn là cơ hội cho những sự phát triển mới.

Cẩm Tiên (sinh viên năm 3, ĐH KHXH&NV) cũng có chia sẻ tương tự: "Bản thân mình cũng không nghĩ sẽ có thể làm việc tại nhà, nhưng sau khi đã có trải nghiệm qua, mình khá thích thú với điều này. Việc trở lại nơi làm việc hiện tại với mình khá không cần thiết khi mình có thể giải quyết chúng một cách hiệu quả tại nhà".

gen z tron cong so chan van phong thich nam dai tren giuong lam viec - anh 0
Làm việc tại nhà không chỉ là giải pháp lúc khó khăn, mà còn là một cơ hội cho sự đổi mới (Nguồn ảnh: TMF)

Cũng sẽ có một số người không đồng tính với những ý nghĩ này vì cho rằng nó không thật sự mang đến hiệu quả, nhưng họ lại quên mất rằng trạng thái tinh thần có mối liên quan đến chất lượng công việc. Nếu người trẻ liên tục áp lực tại văn phòng thì chắc chắn công việc chẳng thể giải quyết tốt nhất, trong khi đó khi làm việc tại nhà họ luôn trong trạng thái thoải mái và vui vẻ.

Dịch bệnh làm xuất hiện xu hướng lười đến văn phòng

Theo cuộc khảo sát của Born Digital Effect, 90% người không muốn quay lại làm việc toàn thời gian sau khi đại dịch kết thúc. Nhiều nhân viên cũng dần tránh né việc đến văn phòng sau khoảng thời gian dịch bệnh, không chỉ là do sự thích nghi chưa kịp, mà có thể họ đã nhận ra được những lợi ích mà công việc tại nhà mang lại. Nó hoàn toàn có thể tạo ra được giá trị, nếu con người có được sự chủ động theo hướng tích cực đối với công việc của mình.

gen z tron cong so chan van phong thich nam dai tren giuong lam viec - anh 0
Có khoảng 90% người không muốn quay lại làm việc toàn thời gian sau khi đại dịch kết thúc

"Hiện tại, mình cũng không muốn trở lại làm việc nữa. Mình quyết định từ bỏ công việc hiện tại của bản thân để tìm kiếm những thứ khiến mình hạnh phúc, ít nhất là không phải trở lại với những căng thẳng và áp lực", Ánh Quỳnh (sinh viên năm 2, ĐH KHXH&NV) chia sẻ.

Ngày càng có nhiều nhân viên muốn làm việc tại nhà, họ chiếm một số lượng rất lớn trong lực lượng lao động và có một sức ảnh hưởng nhất định đến mỗi công ty. Ông Donna Kimmel, phó chủ tịch điều hành tại Citrix, nói rằng trong khi nhiều nhân viên trẻ muốn làm việc tại nhà, họ hiểu nhu cầu và các công ty "cần tạo cơ hội để nhân viên có thể xích lại gần nhau cả về thể chất trong văn phòng và hầu như từ nhà để giúp họ kết nối, gắn bó và chuẩn bị cho tương lai công việc".

gen z tron cong so chan van phong thich nam dai tren giuong lam viec - anh 0
Gen Z có đủ nhận thức để có thể tạo ra được giá trị từ những quyết định của bản thân (Nguồn ảnh: Forbes)

Chính điều này cần có sự điều chỉnh kết hợp ở cả các bên, nhân viên cần thích ứng kịp thời với những sự chỉ đạo từ cấp trên và công ty cũng cần có những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu người lao động. Gen Z là thế hệ sống để làm việc, không phải làm việc chỉ để sống và họ có đủ nhận thức để có thể tạo ra được giá trị từ những quyết định của bản thân.

Gen Z 'trốn' công sở có gì vui?

Đồng nghiệp hay bạn: Ranh giới mối quan hệ không tồn tại ở Gen Z!

Cú "sốc" việc làm của giới trẻ do những ảnh hưởng từ Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ