Theo thống kê, có khoảng một nửa những người lao động trẻ tuổi đang gánh lấy những hậu ảnh nặng nề từ những “di chứng” dịch bệnh còn sót lại.
Từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều hoạt động buộc phải dừng lại để đảm bảo các quy tắc về an toàn, điều này đã gây ra những tác động nặng nề đến thị trường lao động, nhất là với những người trẻ tuổi. Sau khi cuộc sống dần ổn định nhờ vào những nổ lực ngăn chặn sự lây lan của virus, thì điều này dường như vẫn chưa thể được tiến triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, còn là sự xuất hiện của vô số những trào lưu đến từ sự thay đổi hành vi và nhận thức của một bộ phận đông con người trong thời gian giãn cách, một trong số đó là lựa chọn chủ động bỏ việc, thay vì thất nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì các ảnh hưởng trong những nhu cầu lao động vẫn thuộc về con người khi cơ hội dường như đang dần bị thu hẹp theo từng ngày.
Lao động trẻ không có được sự an toàn trong việc làm
Gần một nửa số lao động trẻ có công việc không an toàn do chất lượng của các công việc khan hiếm dành cho họ bị suy giảm trong dịch Covid-19. Trong một số thống kê trước đó đã cho biết 47,1% lao động trẻ chỉ có công việc tạm thời tính đến tháng 5 năm nay, tăng từ 41,9% vào năm 2019. Sự bất ổn được vô tình hình thành từ chính những tác nhân của dịch bệnh, đồng thời một phần cũng chính là sự lựa chọn của các cá nhân.
Việc làm ở những người từ 35 – 64 tuổi giảm 0,98 % kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào những tháng đầu 2020 nhưng 1,2 % đối với những người từ 15 – 34 tuổi. Điều đó có nghĩa là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học phải chịu gánh nặng của cú sốc thất nghiệp, khi những điều kiện và cơ hội để gia nhập vào thị trường lao động vẫn chưa có nhiều, thì buộc phải dừng lại gần như hoàn toàn vì dịch bệnh.
Việc làm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề và đại học giảm mạnh 12,1 % vào tháng 8 năm ngoái và 14,9% ở phụ nữ có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Điều này cũng phần nào cho thấy sự biến đổi của tỷ lệ thất nghiệp trên rất nhiều những nhóm đối tượng khác nhau, thay vì phổ biến rộng rãi đối với nhiều nhóm người.
Vấn đề vẫn được tiếp tục dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới, khi sự ổn định vẫn chưa thể đáp ứng được những thay đổi mới trong thị trường việc làm. Tuy trở lại hoạt động bình thường nhưng để quay về với những điều căn bản trước kia là điều rất khó xảy ra, đòi hỏi một nền lao động linh hoạt và thích ứng với những sự thay đổi trong nhiều điều kiện.
Những con số "biết nói" cho sự thay đổi hành vi
Giãn cách xã hội trong thời gian dài đã biến nhiều người trẻ thành những nhóm đối tượng chịu nhiều sự cô đơn, cũng như xuất hiện nhiều sự thay đổi trong hành vi. Tỷ lệ kết hôn giảm 10,7% và tỷ lệ sinh con giảm 10% vào năm ngoái, số lượng các cuộc hôn nhân trong tháng 5, mùa cưới cao điểm, đã giảm mạnh 27% so với cùng tháng trong ba năm trước đó.
Khoảng 2,2% công chúng mất liên lạc với những người khác khi các hoạt động buộc phải dừng lại, so với chỉ 1,7% trước khi bùng phát. Thay vào đó, họ xem phim hoặc chương trình truyền hình trực tuyến, với YouTube và lượng người xem dịch vụ phát trực tuyến tăng từ 42,7% vào năm 2018 lên 66,3% vào năm ngoái.
Trong những điều kiện có nhiều sự thay đổi, con người cũng đã dần thích ứng với những điều mới mẻ trong cuộc sống, điều này cũng đã phần nào gây ra không ít khó khăn với nhiều người khi liên tục đứng trước sự bất ổn của cuộc sống. Không còn là những nhu cầu về việc làm, ở đó còn là những biến đổi không ngừng trong cách sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân.
Vấn đề trên cũng trở thành nguyên nhân chính cho sự xuất hiện của những xu hướng mới bên trong người trẻ trong rất nhiều những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, mang đến rất nhiều những giá trị tích cực và kể cả tiêu cực. Đây chính là sự vận hành vốn có đã và đang xảy ra trong xã hội hay cộng đồng con người dưới những tác nhân của dịch bệnh.
Nỗi sợ bao trùm thị trường lao động trong thời gian dài
Thời gian trực tuyến nhiều hơn đồng nghĩa với việc đắm chìm trong văn hóa hỗn loạn của Internet, và nhiều người sợ bị chỉ trích hơn nếu họ vô tình phát tán virus. Chúng ta đã buộc phải chứng kiến những điều tiêu cực của cuộc sống một cách chính thống và phi chính thống, cùng với đó là sự lo lắng về tình hình dịch bệnh với những nhu cầu về chi tiêu và sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 8 bởi Trường Y tế sau đại học của Đại học Quốc gia Seoul, thì đã có khoảng 56,5% công chúng cho biết họ sợ trở thành mục tiêu chỉ trích sau khi bị nhiễm bệnh. Yoo Myung-soon tại SNU cho biết, "Mọi người có vẻ lo lắng về hậu quả của việc lây nhiễm hơn là bản thân sự lây nhiễm".
Chính tác nhân này cũng đã khiến thị trường lao động bao trùm bởi nỗi sợ khi cuộc sống được bình thường mới, những sự lo lắng về vaccine bắt đầu xuất hiện, họ thận trọng hơn với đồng nghiệp và kể cả sự kỳ thị lẫn nhau. Dù vẫn muốn được trở lại làm việc để có thể phục hồi sau những thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh, nhưng họ cũng đồng thời lo lắng cho tình trạng sức khỏe bản thân và những nguy cơ về một đợt bùng phát dịch tiếp theo.
Nỗi sợ đó cũng chính là việc họ sẽ phải đối mặt với sự cắt giảm tiền lương mỗi tháng, sự gia tăng thời gian làm việc hay sự sa thải từ công ty… Nhìn vào bối cảnh dịch bệnh, dường như chúng chưa từng chỉ tác động đến sức khỏe con người, mà còn tạo nên vô số những cơn "địa chấn" đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống của nhân loại với những sự suy giảm đáng kể.
Nguồn: TH&PL