Covid-19 gây ảnh hưởng đến giới trẻ châu Á, nhưng cũng có những điểm sáng.
Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19 đặc biệt là Thế hệ C – Gen C hay Covid generation (bao gồm những đứa trẻ được sinh ra từ năm 2016 đến giữa những năm 2030, những đứa trẻ sinh ra nhiều năm sau khi đại dịch kết thúc – theo CNN), 2 năm qua tràn ngập những sự thất vọng và cảm giác mất mát khi Covid-19 làm gián đoạn lên nhiều mặt đời sống xã hội.
Những đứa trẻ trong thế hệ C
Việc sinh ra và lớn lên hay thậm chí với cả những người trưởng thành, việc thích nghi với cách thức học tập và làm việc ở nhà, từ xa là một điều tất yếu khách quan. Các bậc cha mẹ thì căng thẳng và bận rộn hơn trong việc sắp xếp, chăm sóc và đảm bảo con cái của họ được phát triển toàn diện dù chỉ ở nhà.
Giãn cách xã hội, có nghĩa là trẻ em có ít hơn sự tương tác tự nhiên với bạn bè và điều này có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội của chúng. Đại dịch có thể khiến sức khỏe tâm thần của trẻ em và các bậc cha mẹ trở nên tồi tệ hơn, nhưng Bryan Tan, giám đốc điều hành của Trung tâm Fathering gợi ý rằng mỗi gia đình nên chú tâm hơn vào những thời gian sinh hoạt chung: "Những đứa trẻ tương tác với cha mẹ trong bữa ăn gia đình, luyên thuyên về mọi chủ đề sẽ ít có dấu hiệu trầm cảm và lo lắng hơn".
Covid-19 gây ảnh hưởng đến giới trẻ về cả sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần
Gần 2 năm sau đại dịch Covid-19, nhiều người trẻ học tập từ xa, tốt nghiệp nhưng đối mặt với tình trạng thất nghiệp, duy trì cuộc sống từ nguồn tài chính eo hẹp. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần.
Ở Indonesia, nơi có 1/4 dân số ở độ tuổi từ 10 đến 24, các bậc cha mẹ thậm chí đã buộc con cái phải thôi học hoặc cho con gái kết hôn sớm để giảm bớt gánh nặng tài chính.Tại Thái Lan, ít nhất 10.000 học sinh được ước tính đã bỏ học kể từ khi đại dịch bắt đầu và con số này dự kiến sẽ tăng lên 65.000 vào cuối năm nay - Giáo sư Sompong Giám đốc xã hội dân sự của Quỹ Giáo dục Công bằng cho biết.
Hay ở Ấn Độ, 4.6% trẻ em đã không đến trường trong năm nay, gần gấp đôi so với năm 2018 (theo một báo cáo của nhóm phi lợi nhuận Pratham) và theo số liệu chính thức.
Giãn cách xã hội và những biện pháp tăng cường áp dụng trong trường học khiến chúng phải học ở nhà trong thời gian dài và ít tương tác với bạn bè: "Hai con của tôi hầu như không đi chơi xa, không được tham gia những sự kiện thể thao và các buổi hòa nhạc thường niên do trường tổ chức" - một bà nội trợ người Malaysia, Margaret Lim cho biết.
Một cuộc khảo sát của Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em ở Indonesia cho biết 13% số người được hỏi dưới 18 tuổi bị trầm cảm từ nhẹ đến nặng vào năm ngoái. Tại Philippines, từ những nghiên cứu của các trường y hàng đầu cho biết đại dịch đã làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần đáng báo động ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
Cơ quan Kiểm tra Sức khỏe Tâm thần của Bộ Y tế Tâm thần, một nền tảng đánh giá sức khỏe tâm thần trực tuyến ở Thái Lan, cho biết 32% trong số 183.974 thanh thiếu niên được khảo sát có nguy cơ trầm cảm và 22% có nguy cơ tự tử (khảo sát thực hiện trong 18 tháng cho đến tháng 9 năm nay).
Nhưng cũng có những khởi sắc đáng nói
Dường như học tập và làm việc tại nhà giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn cho việc gắn kết các mối quan hệ, trau đồi và bồi dưỡng nhiều kiến thức, kỹ năng và phát triển bản thân.
Blogger Thái Lan Thanaporn Limrungsukho (41 tuổi) cho biết hai đứa con của cô trở nên thân thiết với nhau hơn: "Chúng vẫn 'chiến đấu' với nhau mỗi ngày nhưng thay vào đó chúng cũng đã học được cách thỏa hiệp hoặc thương lượng với nhau mà tôi nghĩ đó là những kỹ năng cần thiết". Hay cô bé Ursula Merveille Virinescia (10 tuổi), người Indonesia cho biết em đã học được các kỹ năng mới như vẽ, vẽ và tạo hình ảnh động trên ứng dụng điện thoại thông minh của mình.
Guido Anderlecht Aurelius Maximus (18 tuổi) đã phát triển thêm kỹ năng chơi bi-a của mình, học hỏi từ một huấn luyện viên và đã giành chiến thắng trong một số cuộc thi địa phương: "Tôi hy vọng trong 2 năm tới, tôi có thể giành chiến thắng trong nhiều cuộc thi bi-a khác nhau… để có thể bắt đầu công việc kinh doanh liên quan đến bi-a của mình trong tương lai".
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL