Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt: Hãy xác định tâm lý "ai cũng đang là F0" thay vì "mình cũng sẽ là F0"!

Bác sĩ đa khoa Huỳnh Tuấn Kiệt đã có những chia sẻ với về cách để giúp chúng ta hồi phục sức khoẻ tâm lý và bảo vệ bản thân an toàn trong dịp Tết đang cận kề.

Đã 3 tháng "bình thường mới" trôi qua kể từ đầu tháng 10/2021, tuy vậy, giữa cuộc sống vẫn còn đó những diễn biến phức tạp vì đại dịch khiến nhiều người càng thêm lo âu về cuộc sống. Đặc biệt là thời điểm Tết đang cận kề, những bất an về sức khoẻ trở thành gánh nặng tâm lý cho nhiều người, đặc biệt là những người con xa quê với một cái Tết đầy chông chênh. 

đã có một cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt, 28 tuổi, bác sĩ đa khoa hiện đang công tác tại Khoa hồi sức Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Từng trải qua một khoảng thời gian dài chống dịch Covid-19 tại bệnh viện dã chiến, bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt đã có những chia sẻ thiết thực về ngành y, cũng như cách để giúp chúng ta hồi phục sức khoẻ tâm lý cũng như bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trong dịp lễ Tết đang gần kề. 

bac si huynh tuan kiet hay xac dinh tam ly ai cung dang la f0 thay vi minh cung se la f0 - anh 0

Nhân viên y tế đã phải chịu rất nhiều áp lực, nếu họ chọn bỏ nghề... hãy cảm thông thay vì quay lưng

Là một bác sĩ và có tham gia chống dịch trong thời gian vừa qua, anh có cảm nhận như thế nào về sự "khốc liệt" của dịch bệnh Covid-19? 

Vì là bác sĩ, khi thấy dịch bệnh phức tạp không thể nào ngồi yên một chỗ, tôi phải lên đường đi tình nguyện chống dịch hỗ trợ tuyến đầu. Trong khoảng thời gian đồng hành cùng bệnh nhân để trong tôi rất nhiều cảm xúc. Ở đó, đội ngũ y, bác sĩ luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân, không ngại nguy hiểm. Ngoài việc điều trị, chúng tôi còn cố gắng chia sẻ, động viện giúp bệnh nhân lạc quan và có thêm nghị lực để chiến đấu với Covid-19.

Với tôi, đại dịch Covid 19 giống như một trận chiến tranh khốc liệt, nó đã làm cho bao gia đình phải chịu cảnh mất người thân, con nhỏ mồ côi cha mẹ, kinh tế đất nước thì điêu đứng. Những người đi làm xa quê có người còn không được về bên gia đình trước lúc người thân họ ra đi. Những mất mát đau thương trong thời gian qua không thể nào đếm xuể, là một bác sĩ, chúng tôi chỉ biết ra sức chống dịch để đỡ đần phần nào tác hại mà Covid-19 mang lại cho cuộc sống của chúng ta. 

bac si huynh tuan kiet hay xac dinh tam ly ai cung dang la f0 thay vi minh cung se la f0 - anh 0
Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt tham gia tình nguyện chống dịch tại bệnh viện dã chiến số 24

Ngành Y là một ngành đặc thù, cũng là ngành quan trọng nhất trong "trận chiến" chống dịch trên cả nước thời gian vừa qua. Là một bác sĩ, anh nghĩ như thế nào về những thay đổi và khó khăn trong ngành nghề của mình trong đại dịch?

Thời gian đại dịch này nhân viên y tế phải làm gấp 2 gấp 3 và nhiều hơn so với ngày bình thường. Đã thế, đây còn là nơi làm việc với nguy cơ lây nhiễm cao, thậm chí sau những đợt điều trị về, nhân viên y tế còn nhận lấy sự kỳ thị từ những người gần nhà. Nhưng bù lại là cảm giác hạnh phúc khi thấy bệnh nhận được điều trị khỏi và ra viện sum vầy bên gia đình của mình.

Dưới những áp lực đó, thời gian qua cũng đã có rất nhiều nhân viên y tế... chọn bỏ việc. Tuy nhiên, tôi sẽ dành sự cảm thông cho họ nhiều hơn bởi tôi hiểu hết những áp lực đó và họ cũng có những sự lựa chọn cho riêng mình. Chúng ta cần có những chia sẻ, động viên đối với nhân viên y tế nhiều hơn, đừng tạo thêm tâm lý nặng nề cho họ, vì hơn hết họ cũng đã bị vắt đến kiệt sức vì dịch bệnh và nó đã bắt buộc họ phải lựa chọn một trong hai. 

bac si huynh tuan kiet hay xac dinh tam ly ai cung dang la f0 thay vi minh cung se la f0 - anh 0
Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt hiện đang công tác tại khoa Hồi sức cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng

Hãy bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm, sẽ tốt nhất khi chúng ta không mắc bệnh

Một vấn đề ít được quan tâm trong đại dịch là sức khỏe tinh thần. Anh có nghĩ đây cũng là một làn sóng ngầm rất dữ dội, có sức tàn phá lâu dài hơn cả virus nhưng ít được nhận biết và can thiệp kịp thời?

Sức khoẻ tinh thần là một trong những khía cạnh mà ngành y cũng đang dần dành sự quan tâm đến nhiều hơn bên cạnh những áp lực điều trị bệnh nhân Covid-19. Bởi có một điều chúng ta cần công nhận rằng chỉ có tinh thần lạc quan mới giúp chúng ta vượt qua được đại dịch. 

Đối tượng dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý nhiều nhất là những người đã từng trở thành F0 ở ranh giới sinh tử nguy hiểm nhất, và đó còn là những người đã mất đi người thân vì đại dịch. Những ảnh hưởng tâm lý này có thể dẫn đến trầm cảm, tự kỉ, thậm chí là chọn tự tử vì những dư chấn ám ảnh của nó. Nên tôi cho rằng đây là một vấn đề khá nghiêm trọng cần nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ đến từ ngành y. 

Về hậu mắc Covid-19 vẫn chưa có tài liệu nào nêu ra cụ thể các triệu chứng. Nhưng đã có rất nhiều trường hợp sau mắc và khỏi bệnh có nhiều triệu chứng về đường hô hấp và về tâm lý người bệnh… Đến nay, đã có 1 số bệnh viện mở khoa: hậu mắc Covid để điều trị để hỗ trợ cho người bệnh.

bac si huynh tuan kiet hay xac dinh tam ly ai cung dang la f0 thay vi minh cung se la f0 - anh 0
Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết hiện nay tại một số bệnh viện đã mở khoa Hậu mắc Covid-19 để điều trị hỗ trợ tinh thần cho người bệnh

Đặc biệt, sự kỳ thị người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của họ. Xin đừng có suy nghĩ này. Người bệnh họ rất cần được sự quan tâm sự chăm sóc từ người thân và lời động viên từ bạn bè. Họ cũng không muốn mình bệnh nên đừng kỳ thị.

Theo anh, tâm lý ỷ lại vào việc "sống chung với dịch nên ai rồi cũng bị F0" liệu có tốt? Và anh có ủng hộ cho tâm lý này? 

Theo tôi là chúng ta chỉ nên xác định tâm lý "ai cũng có thể là F0" để có sự điều chỉnh về mức độ tiếp xúc thay vì mang tâm lý "từ từ rồi mình cũng trở thành F0". Chúng ta không nên ỷ lại vào việc đã tiêm 2 liều vaccine là đã có thể an toàn rồi, chỉ là triệu chứng nhẹ hơn, cũng như giảm khả năng bệnh diễn biến nặng và tử vong.

Nhưng đó chỉ là đối với những người trẻ tuổi và có miễn dịch tốt, còn nếu bản thân lây bệnh cho người khác, không may người đó lại có miễn dịch kém, chịu cơn bão cytokine thì họ vẫn sẽ bị chuyển biến nặng hơn. Và cũng không ngoại trừ bạn cũng có thể là một người miễn dịch kém và dễ dàng mắc hội chứng cytokine

bac si huynh tuan kiet hay xac dinh tam ly ai cung dang la f0 thay vi minh cung se la f0 - anh 0
Anh cho biết chúng ta cần xác định tâm lý "ai cũng có thể là F0" để có sự điều chỉnh về mức độ tiếp xúc thay vì mang tâm lý "từ từ rồi mình cũng trở thành F0" 

Tôi cũng khá bất ngờ trước tâm lý chờ đến lượt mình mắc bệnh của một số người hiện nay, thậm chí họ còn cảm thấy may mắn khi bị Covid-19 trước dịp Tết để có thể an toàn trở về nhà. Tuy nhiên, hãy bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm, sẽ tốt nhất khi chúng ta không mắc bệnh. 

Chúng ta cần làm gì để mọi người cảm thấy cuộc sống có thể trở lại trạng thái "bình thường cũ" thay vì "bình thường mới"?

Quan trọng là ý thức của người dân tự chủ phòng, bảo vệ mình và người thân. Tuân thủ nghiêm các biện pháp 5K. Đừng chủ quan vì đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vì khi tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Và sau khi khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm.

Hãy làm tròn trách nhiệm của mình với cộng đồng chấp hành tốt các biện pháp, nhất là khi mình vô tình mắc Covid-19 thì cần chấp hành tốt việc cách ly và khai báo với y tế khi tự test dương tính với Covid 19. 

Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt!

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Hãy thử bắt đầu năm 2022 bằng danh sách những điều bạn không muốn làm!

Sau một năm dịch bệnh: Thực hành lòng biết ơn chưa bao giờ là thừa thãi!

Hồi phục giáo dục: Thật khó để… tạm gác hết những âu lo!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ