Nỗi sợ bước ra khỏi nhà, ngại giao tiếp được xem như "nỗi sợ trong hang động".
Khi cuộc sống đã dần trở lại, câu chuyện "zero covid" là điều khó thực hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Các nước đã chọn sống cùng với dịch bệnh trong trạng thái bình thướng mới, tuân thủ những quy định về phòng chống dịch.
Sau hơn nửa năm ở nhà và tuân theo các nguyên tắc an toàn nghiêm ngặt, chúng ta có thể hiểu được rằng có rất nhiều người không muốn bước ra khỏi cửa nhà và tái gia nhập xã hội. Đối với một số người, họ cực kỳ kinh hãi và sợ khi đến chốn đông người và việc ra khỏi nhà là điều vô cùng khó khăn.
Cave syndrome - cảm giác về nỗi lo sợ khi quay lại với cuộc sống, đặc biệt là nhịp sống và những thói quen về cuộc sống trước dịch. Sau chuỗi thời gian dịch bệnh kéo dài, người người đã quen với việc sống với cảnh 4 bức tường, cuộc sống thu hẹp lại và gói gọn trong phạm vi vô cùng nhỏ bé. Họ có nhiều hơn một nỗi sợ, sợ ra ngoài, giao tiếp xả giao.
Nhận thấy vấn đề tâm lý này diễn ra ở nhiều địa phương, từ dân văn phòng, người trẻ đều đang va vấp phải. Tiến sĩ tâm thần học Arthur Bregman gọi nỗi sợ hãi này là "hội chứng hang động", một thuật ngữ phi y tế do ông đặt ra.
Tại buổi thực hành của mình ở Coral Gables, Florida, ông nhận thấy nhiều bệnh nhân của mình lo lắng về việc đi ra ngoài, rời khỏi nhà và tương tác với những người khác có phần hạn chế và gặp nhiều vấn đề. Một số bệnh nhân của ông cảm thấy khó chịu nhẹ trong khi có những người khác luôn trong tình trạng sợ hãi đến tột độ.
Bregman nói: "Tôi đã nhìn thấy những bệnh nhân bị nhốt trong phòng của chính mình rất lâu. Trong khi thực hiện các cuộc gọi khám bệnh từ xa, tham vấn tâm lý, họ đang đeo một chiếc mặt nạ để giao tiếp với tôi".
Trong vài tháng qua, anh ấy đã thấy những người mắc bệnh đã yêu cầu viết giấy điều trị tham vấn của bác sĩ để họ không phải đến văn phòng, công ty làm việc trực tiếp. Bregman cho biết anh dành phần lớn thời gian trong ngày của mình để cố gắng giúp đỡ những người đang bị đe dọa vì nỗi sợ hãi này.
Đi tìm những can đảm để rời khỏi hang động
Khi nhận thấy nỗi sợ hãi khó lòng vượt qua của bệnh nhân, anh ấy đã dạy họ về hệ thống MAV, viết tắt của "chánh niệm, thái độ và tầm nhìn", được anh phát triển vào năm 2021, trong suốt quá trình hai năm dịch bệnh diễn ra khắp toàn cầu.
Bước đầu tiên mà mỗi "bệnh nhân" cần làm là lưu tâm đến những gì đang làm phiền bạn và tập trung vào việc thu hẹp những gì đang xảy ra đối với mỗi cá nhân.
Khi bạn đã khám phá được điều gì đang khiến bạn lo lắng, Bregman cho biết đó là thời điểm thích hợp đã đến. Đã đến lúc bạn bắt đầu phát triển thái độ tích cực, đối diện với nỗi sợ. Điều quan trọng là phải có một suy nghĩ tích cực và tin rằng những điều tốt đẹp có thể xảy ra với bạn khi bạn rời khỏi nhà. Hãy cho bản thân cơ hội để rời khỏi "hang động".
Bregman lưu ý rằng một cách tuyệt vời để phát triển sự tích cực này, bạn nên tưởng tượng tất cả các hoạt động tuyệt vời mà bạn đã tham gia trước khi xảy ra đại dịch, chẳng hạn như đi ăn cùng bạn bè, đến rạp chiếu phim, tham gia các buổi ca nhạc, biểu diễn hoặc đơn giản là chạy xe dạo phố.
Bước cuối cùng là hình dung mục tiêu của bạn và những gì bạn có thể hoàn thành khi rời khỏi "hang động" của mình. Bregman nói thêm rằng mọi người có thể làm hệ thống MAV càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp bạn thoát ra những nỗi sợ hãi và dám đối diện, sống "YOLO" hơn sau bình thường mới. "Những người ở trong hang càng lâu thì càng khó ra ngoài", nên vì vậy bạn nên chủ động để thoát ra khỏi nỗi sợ đang diễn ra hữu hình trong cuộc sống mỗi người.
Nỗi sợ...là điều bình thường
"Hội chứng hang động" không phải là một chẩn đoán chính thức, cần phải trải qua một quy trình phê duyệt chính thức trước khi tham gia vào Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần. DSM được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và hoạt động như một từ điển về các vấn đề rối loạn tâm thần.
Tiến sĩ Alan Teo, phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon ở Portland cho biết nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bước ra ngoài thế giới, đó là điều bình thường và đáng được mong đợi. Teo cho biết cần phải thận trọng về việc áp dụng thuật ngữ "hội chứng hang động" vì đối với nhiều người đây là một phạm vi trải nghiệm bình thường.
Những gì nhiều người phải trải qua sau khi sống trong đại dịch trong một năm là lo lắng, đó là một cảm xúc bình thường, tâm lý này là một trải nghiệm bình thường khi phải đối mặt với những khó khăn của đại dịch suốt hai năm vừa qua. Trải qua lo lắng không có nghĩa là bạn bị rối loạn hoặc hội chứng.
Có những trường hợp nó trở nên nghiêm trọng về mặt lâm sàng. Nếu bạn không thể rời khỏi nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường, Bregman khuyên bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Cần phải cẩn trọng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc về "hội chứng hang động".
Chiến lược đối mặt với nỗi sợ hãi
Một phương pháp có thể giúp bạn thoát ra khỏi cái kén của mình là so sánh mình với xã hội ngoài kia. Thay vì so sánh trên phương diện xã hội, khi bạn so sánh bản thân với những người khác đã thấy những khác biệt hiện rõ. Việc họ giao tiếp xã hội nhiều hơn bạn, tiến sĩ khuyên các bạn nên so sánh bản thân với những người ít giao lưu hơn bạn để tìm thấy sự tích cực.
Với sự so sánh xã hội đi xuống, "nó giúp bạn cảm thấy tốt hơn một chút về bản thân," Teo nói.
Một số so sánh xã hội khiêm tốn trở lên có thể khuyến khích bạn giao tiếp nhiều hơn, nhưng nếu bạn bắt đầu so sánh mình với người bạn đi chơi hàng đêm, bạn có thể bắt đầu cảm thấy điều đó đang dần tồi tệ về bản thân, ông cảnh báo.
Mặt khác, "đừng cảm thấy áp lực phải làm những gì mà người khác đang làm," Teo nói. Một số người sống nội tâm và cảm thấy kiệt sức sau một thời gian dài tiếp xúc với xã hội, điều này theo ông là hoàn toàn bình thường, nên đừng quá lo lắng và kéo cảm xúc đi xuống.
Teo cũng đề nghị mọi người thử một cách tiếp cận dựa trên hành vi , nó được gọi là phòng ngừa phơi nhiễm và ứng phó. Đó là một chiến lược lâm sàng, nơi bạn dần dần được bộc lộ bản thân với những gì bạn sợ hãi, trong trường hợp này tương tác xã hội, giúp bạn hướng tới những trải nghiệm xã hội đầy thử thách hơn.
Một cách dễ dàng để liên tưởng đến phương pháp này, bạn hãy tưởng tượng bạn đang leo lên một cái thang. Đối với "nấc thang" đầu tiên, bạn có thể thử đi dạo với một người bạn. Đối với một "nấc thang" cao hơn, bạn có thể đi dự tiệc. Và khi chúng ta tương tác với những người khác, bạn sẽ thấy tâm lý có phần thay đổi, những điều tích cực sẽ dần được hiện rõ trong hang động của chính bạn.
Chúng tôi đã kiên cường trong việc thích nghi với việc dành nhiều thời gian hơn ở nhà một mình và tôi nghĩ rằng với việc thực hành các kỹ năng xã hội đó sẽ trở lại"
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL