5 lầm tưởng về bệnh trầm cảm - chủ đề "nóng" trong mùa Covid-19

Căn bệnh trầm cảm tuy khá quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa có cái nhìn đúng về căn bệnh này.

Trong thời gian gần đây, chủ đề sức khỏe tinh thần dần được mọi người quan tâm hơn. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, sức khỏe tinh thần lại cần được chú ý nhiều hơn. 

Khi đề cập đến vấn đề này, căn bệnh trầm cảm thường được nhắc đến nhiều hơn cả. Nhiều người lo ngại rằng căn bệnh này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong xã hội, đặc biệt là khi mọi người phải hạn chế ra ngoài sau những lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, căn bệnh trầm cảm thường bị hiểu sai do trước đây nhiều người vẫn chưa thật sự quan tâm tìm hiểu về căn bệnh này. 

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Sau đây là những lầm tưởng thường gặp về căn bệnh này và cách để có một cái nhìn đa chiều hơn về bệnh trầm cảm: 

Lầm tưởng: Bạn có thể nhận biết ngay người bị bệnh trầm cảm

Theo tiến sĩ Newman, giám đốc tại Trung tâm trị liệu nhận thức tại Đại học Pennsylvania, nhiều người đang mắc bệnh trầm cảm vẫn có thể đi học hoặc đi làm. Họ thường bộc lộ những cảm xúc cáu bẳn hoặc lo lắng thay vì buồn bã như nhiều người vẫn hay lầm tưởng.

Tiến sĩ Jocelyn Smith Carter, giám đốc đào tạo lâm sàng tại Khoa Tâm lý của Đại học DePaul, cho biết những người này cũng có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, ăn nói và di chuyển chậm hơn người bình thường do bệnh trầm cảm còn ảnh hưởng đến một số chức năng vận động.

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Để nhận biết một người có thể đang mắc bệnh trầm cảm, ta có thể xem xét liệu người đó có thể trở nên tranh luận hơn, hay cãi lý hơn hoặc ít tương tác xã hội hơn lúc bình thường hay không. Một số người có thể bắt đầu uống rượu nhiều hơn, thèm ăn khi căng thẳng hoặc chán ăn. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi như vậy, cách tốt nhất là khuyên nhủ người đó đến gặp bác sĩ tâm lý để tư vấn.

Lầm tưởng: Ai cũng có lúc bị trầm cảm

Chắc hẳn nhiều người đã từng nói: "Sao tôi chán nản quá? Chắc mình bị trầm cảm rồi". Tuy nhiên, căn bệnh trầm cảm lại không dễ đến rồi đi như thế, đối với người trưởng thành, tỉ lệ mắc bệnh này là 1/6. Theo tiến sĩ Newman, nỗi buồn là một cảm xúc có xu hướng đến và đi, nhưng trầm cảm lâm sàng xảy ra thường xuyên và kéo dài trong một thời gian nhất định, thường là một tháng hoặc lâu hơn.

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Newman giải thích thêm: "Dấu hiệu của bệnh trầm cảm lâm sàng bao gồm một số triệu chứng mà bạn có thể gặp phải trong ngày, gần như mỗi ngày, trong ít nhất hai tuần". Các dấu hiệu khác bao gồm: cảm giác vô cùng tội lỗi hoặc vô dụng, mất hứng thú với các hoạt động bạn từng thích và/hoặc có ý định tự tử. 

Ngoài ra còn có bệnh trầm cảm nhẹ, một dạng trầm cảm dai dẳng có thể điều trị được và ít nghiêm trọng hơn, với các triệu chứng như tuyệt vọng, tự ti và mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy buồn bã bất thường trong hai tuần trở lên và/hoặc có ý định tự tử, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Lầm tưởng: Trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng

Tâm trạng chỉ là một góc nhỏ của vấn đề, bệnh trầm cảm có thể làm tiêu hao năng lượng, ảnh hưởng đến sự thèm ăn và làm gián đoạn giấc ngủ. Căn bệnh này cũng liên quan đến một loạt các triệu chứng thể chất, từ phát ban và đau nửa đầu đến các vấn đề về hô hấp, tim mạch và đường tiêu hóa. Theo Newman: "Trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn có thể kích hoạt các phản ứng thể chất cụ thể và ngược lại".

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Bên cạnh đó, dường như có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng viêm, bệnh tự miễn và chứng trầm cảm. Một nghiên cứu lớn của Đan Mạch cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có nguy cơ bị rối loạn tâm trạng cao hơn 45% so với những người bình thường. Newman khuyên rằng nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Lầm tưởng: Bạn chỉ cần có ý chí mạnh để vượt qua chứng trầm cảm

Vấn đề này không thể phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí. Căn bệnh có thể phục hồi một phần là do những thay đổi về thể chất và não bộ quyết định. Điều này bao gồm sự gián đoạn của các chất hóa học điều chỉnh tâm trạng và người bị bệnh không thể chỉ dùng ý chí để "thoát khỏi nó".

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Theo Newman, với sự trợ giúp của bác sĩ trị liệu, người bị trầm cảm có thể học các kỹ năng để ngăn chặn hoặc đối phó tốt hơn nếu các triệu chứng phát sinh. Ví dụ, bệnh nhân học cách điều chỉnh lại cách họ nhìn nhận mọi thứ, chống lại những suy nghĩ phiến diện về mọi vật xung quanh, tập thay đổi thông qua từng bước nhỏ, điều này khiến họ cảm thấy tốt hơn và tránh tâm lý bỏ cuộc

Lầm tưởng: Bệnh trầm cảm thực sự khó điều trị

Hóa ra, bệnh trầm cảm lại là một trong những bệnh tâm thần đơn giản nhất để điều trị. Theo Newman, phần khó khăn trong quá trình điều trị là tìm được phương pháp phù hợp, cũng như giải quyết các tình trạng đi kèm với căn bệnh trầm cảm như lo lắng, PTSD và lạm dụng chất gây nghiện.

5 lam tuong ve benh tram cam chu de nong trong mua covid 19 - anh 0

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã phê duyệt một phiên bản của thuốc ketamine như một phương thuốc điều trị cho một số bệnh nhân. Trong một số nghiên cứu nhỏ, việc sử dụng các loại thuốc ảo giác để điều trị trầm cảm kháng trị và PTSD đã cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn. Theo National Institute of Mental Health (Mỹ), điều quan trọng nhất là không nên chờ đợi để được giúp đỡ: Bắt đầu điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.

"Dán mắt" vào mạng xã hội khi ở nhà nhiều có thể gây trầm cảm?

Chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch bệnh Covid-19

Vì sao nhiều người không thích thấy người khác thành công hơn mình?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ