Đổ lỗi: Tâm lý tiêu cực của phần đông người hâm mộ khi bị "thua cuộc"

Tại những cuộc thi có sức ảnh hưởng như hoa hậu hay bóng đá thì đằng sau những sự kỳ vọng là tâm lý đổ lỗi cho những thất bại của các đại diện.

Bất kỳ một kết quả nào tại các cuộc thi hay giải đấu thì vẫn sẽ luôn tồn tại rất nhiều những tranh cãi xoay quanh, sự ủng hộ tuyệt đối từ khán giả thậm chí sẽ "quay xe" khi những sự kỳ vọng về thành tích không được đáp ứng. Đáng nói hơn cả, là thay vì tự hào trước những sự cố gắng của các đại diện, một bộ phận đông lại có thái độ rất tiêu cực khi liên tục công kích và phủ nhận.

Những chiến thắng thì vẫn luôn được ghi nhận như một niềm tự hào của quốc gia, nhưng khi không đạt được kết quả cao thì những cá nhân đại diện tại các cuộc thi sẽ phải hứng chịu vô số những ý kiến trái chiều. Thậm chí, những cá nhân xung quanh sự việc cũng bị cư dân mạng mang ra để không ngừng chỉ trích, tìm mọi nguyên do để đổ lỗi thay vì chấp nhận và tiếp tục ủng hộ.

"Ném đá" khi không đáp ứng được những kỳ vọng

Nhu cầu giải trí của một bộ phận khán giả đang đi lệch với những giá trị đích thực, khi luôn mang những thái độ tiêu cực để tiếp nhận thành tích. Bên cạnh đó, tâm lý đám đông đang dẫn dắt nhiều người đến những cách hành xử có phần không đúng đắn, gây ảnh hưởng không chỉ đến một cá nhân bất kỳ mà còn là một tập thể cùng nhau cố gắng, rộng lớn hơn nữa chính là sự văn minh của một quốc gia.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Dù đã xuất sắc vào top 16 chung cuộc nhưng Kim Duyên vẫn đối mặt không ít những ý kiến trái chiều (Nguồn ảnh: Miss Universe)

Có rất nhiều lý do cho những lời mỉa mai, châm biếm, kể cả là chửi bới nhưng tất cả đều đến từ sự kỳ vọng quá lớn của người hâm mộ. Điều này không hoàn toàn sai trong sự việc, tuy nhiên đó lại đang là lý do để nhiều người có thể tùy tiện hành xử một cách thiếu văn minh trên mạng xã hội, đó không còn là những đóng góp tích cực mà đang trở thành hành vi "ném đá" xúc phạm một cá nhân.

Tại những trận bóng với đội tuyển Việt Nam thì người ta vẫn luôn vinh danh sau những bàn thắng, hay tại các cuộc thi sắc đẹp thì việc "intop" trở thành niềm tự hào. Nhưng khi những điều này không thực sự diễn ra, thì họ sẽ phải đối diện với vô số những lời bình luận nặng nề từ dư luận, đôi lúc còn là một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Trước đó, các đội tuyển bóng đá cũng không ít lần nhận lại làn sóng chỉ trích của dư luận nước nhà (Nguồn ảnh: techz)

Việc dành quá nhiều sự kỳ vọng cũng mang đến nhiều sự thất vọng, song đó thì chúng ta vẫn cần giữ cho mình một thái độ tiếp nhận kết quả với sự văn minh, thay vì tìm cách đổ lỗi cho bất cứ một ai. Mọi sân chơi đều có những người thắng cuộc và tất nhiên cũng sẽ có người thua cuộc, nhưng suy cho cùng, thành công của một cuộc thi không hoàn toàn nằm ở kết quả.

Những cá nhân liên quan cũng trở thành nạn nhân

Không dừng lại ở những cuộc công kích đến một cá nhân chính nào đó, người hâm mộ còn không ngần ngại tìm đến những người liên quan để đổ lỗi. Đó là khi đứng trước tỷ số không lạc quan của đội tuyển Việt Nam thì trọng tài trận đấu, các huấn luyện viên phải nhận lại một làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng hay các đại diện Hoa hậu không vào sâu trong cuộc thi thì ban giám khảo và ekip cũng bị dư luận mang ra để không ngừng bàn tán, chỉ trích.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Sau những giải đấu, trọng tài luôn tục bị "réo tên" bất kể đúng sai của sự việc (Nguồn ảnh: chụp màn hình)

Tất cả những hành vi trên chỉ đang chứng minh cho sự ích kỷ của chúng ta khi tự "tuyệt đối hóa" khả năng của một người. Trên thực tế, trong vấn đề này không ai hoàn toàn có lỗi, nhưng việc hành động theo cảm xúc của khán giả lại đang đi ngược lại với những lẽ phải vốn có của một người.

Ta cần có nhiều hơn sự lý trí để chấp nhận những điều không như chúng ta kỳ vọng, họ vốn cũng đã mang trong mình những áp lực khi gánh trên vai trọng trách ghi danh quốc gia tại các cuộc thi, giải đấu. Không ai muốn mình phải "tay trắng" ra về nhưng đối diện với các kết quả, quan trọng hơn hết vẫn là sự tôn trọng tuyệt đối với những sự lựa chọn.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Từ những cảm xúc của sự kỳ vọng, người hâm mộ dần có những cách hành xử thiếu văn minh (Nguồn ảnh: Miss Universe VietNam)

Cũng đừng nên so sánh, hay mang những điều tiêu cực từ các cá nhân xung quanh vào câu chuyện chỉ vì cảm xúc nhất thời của bản thân. Hơn cả một hành trình với điểm dừng là thành công tại cuộc thi, ở đó còn là sự văn minh của người hâm mộ để thấy rõ được tinh thần đoàn kết, sự san sẻ thay vì những sự chia rẽ và kỳ thị không đáng có.

Chúng ta cần văn minh hơn trong cách ứng xử

Cảm xúc dành cho bất kể giải đấu, cuộc thi nào vẫn luôn tồn tại nhưng cần có những giới hạn cho sự tiếc nuối, đừng lựa chọn phát triển những hành vi sai trái chỉ vì mong muốn của bản thân. Mọi thứ đã được quyết định thì sẽ không thể nào thay đổi, hãy tin tưởng vào sự công tâm của kết quả và tiếp tục ủng hộ các đại diện trên các hành trình tiếp theo.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Mọi thứ chỉ nên dừng lại ở sự tiếc nuối, thay vì phát triển chúng trở thành những hành vi tiêu cực 

Bản thân chúng ta cũng cần có cho mình một "cái đầu lạnh" và "quả tim nóng" để dành những tình yêu thương cho các đại diện nước nhà, hành xử có văn minh để cùng hòa vào nhịp đập của sự vinh quang. Đôi khi chỉ những hành động nhỏ trong cách tiếp cận của chúng ta cũng có thể nâng cao giá trị đúng nghĩa của người hâm mộ.

Nếu ngay từ đầu đã vẫn luôn ủng hộ và cổ vũ họ thì hãy tiếp tục dành điều này sau bất kỳ kết quả nào. Môi trường mạng vốn luôn chứa đựng vô số những điều tiêu cực, cùng những xu hướng và các thể loại văn hóa lệch lạc nên hãy giữ vững tình yêu thương, sự tôn trọng để không chỉ khiến bản thân chúng ta trở thành một người văn minh mà còn là một tập thể khán giả có văn hóa.

do loi tam ly tieu cuc cua phan dong nguoi ham mo khi bi thua cuoc - anh 0
Sự tôn trọng không chỉ khiến mỗi cá nhân trở nên văn minh mà còn là một tập thể khán giả có văn hóa (Ảnh: Vietnammoi)

Có rất nhiều những cách ứng xử khác nhau trong các hoàn cảnh, điều này lại chẳng có lý thuyết nào có thể tiếp cận được nhận thức của chúng ta, chỉ có những suy nghĩ tích cực mới hướng con người đến những việc làm đúng đắn. Cuối cùng, mọi thứ chỉ nên dừng lại ở nhu cầu giải trí và mục tiêu của một số cá nhân nên đừng để mọi việc đi quá xa, khiến chính bản thân ta và một cộng đồng phải bị đánh giá.

Sau thành công của Thùy Tiên: Bài học về ngoại ngữ trong giai đoạn hội nhập thế giới

Bóng đá và Hoa hậu: Cách tiếp nhận chiến thắng khác nhau lộ rõ sự bất bình đẳng giới?

Hoa hậu Thuỳ Tiên bùng nổ truyền thông: Vì sao những cuộc thi sắc đẹp lại hấp dẫn đến vậy?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ