Netizen tràn vào tấn công trọng tài bắt chính trận Việt Nam - UAE: Lại là tâm lý đám đông!

Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn là cụm từ đã quá quen thuộc với chúng ta từ những sự kiện tầm cỡ thế giới cho đến những việc làm nhỏ hằng ngày.

Như thường lệ, sau khi mỗi trận đấu kết thúc, cộng đồng mạng lại rủ nhau tràn vào trang cá nhân của một người "bị xem là có lỗi" để phẫn nộ và chửi bới. Đó chẳng còn là điều gì quá lạ lẫm nhưng chúng ta có từng tìm hiểu kỹ đến hiệu ứng tâm lý nhỏ mà hiệu quả lớn này? 

netizen tran vao tan cong trong tai bat chinh tran viet nam uae lai la tam ly dam dong - anh 0

Bản chất của con người và tâm lý đám đông

“Tâm lý đám đông” là hiện tượng tâm lý mà con người bị mất đi những đặc trưng cá nhân và dễ dàng bị đồng nhất hóa trong một tập thể người nào đó. Thông thường, cụm từ này được sử dụng trong những bối cảnh tiêu cực như khi một người hành động theo lời nói và hành động của đa số, mất khả năng tự kiểm soát và dễ thấy hưng phấn.

Tại sao một cá nhân thường đưa ra lựa chọn phi lý trí khi ở cùng tập thể hơn là khi ở một mình?

Giáo sư Seo Kyung Hyun khoa Tư vấn tâm lý tại trường Đại học Samyuk, nói rằng tâm lý đám đông có liên quan đến bản năng của con người, là một hiện tượng tự nhiên. Ông nói: “Con người giống động vật ở chỗ thực hiện hành vi tập thể để sinh tồn. Bởi vì con người có thể tránh nguy hiểm hoặc nhận được giúp đỡ từ việc thiết lập các mối quan hệ xã hội. Con người khi phán đoán xem hành động của mình đúng hay sai thì thường tham khảo ý kiến của người khác. Và trong quá trình này, lựa chọn của số đông được coi là thỏa đáng hơn lựa chọn của cá nhân”.

netizen tran vao tan cong trong tai bat chinh tran viet nam uae lai la tam ly dam dong - anh 0

Tâm lý đám đông bắt nguồn từ bản năng của con người, tuy nhiên, yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lý đám đông. Giáo sư Lim Dong Kyun, khoa Xã hội học đô thị, chia sẻ rằng: “Tâm lý đám đông xảy ra thụ động khi người ta bị áp lực bởi quy phạm hay dòng chảy của tập thể hoặc xảy ra khi những thông tin giống nhau được chia sẻ trong tập thể.

Ngoài ra, những người có cùng bản sắc cũng sẽ tự nhiên hành động giống nhau. Khả năng tập trung của các cá nhân cũng dần bị suy yếu do sự phán đoán phụ thuộc vào thái độ hay hành động chung của những người xung quanh. Cũng có trường hợp trông giống như tâm lý đám đông nhưng thực chất lại chỉ là những người có cùng quan điểm thể hiện thái độ của họ mà thôi”.

Vậy tâm lý đám đông xuất hiện theo bản năng và được đẩy mạnh về mặt xã hội có những đặc trưng gì? 

Nhà tư tưởng người Pháp Gustave Le Bon nghiên cứu về tâm lý đám đông, nói rằng: “Tâm lý đám đông có đặc tính độc đáo khác với tâm lý cá nhân là do sức mạnh toàn năng và khả năng lan truyền”. Sức mạnh toàn năng có nghĩa là một cá nhân khi ở trong tập thể có thể làm những việc mà họ từng không thể làm với tư cách là một cá nhân. Những người không chắc chắn về ý kiến của bản thân nếu nhận thức được sự thật rằng ý kiến của họ giống với đa số thì sẽ khẳng định lập trường mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, tất cả các cảm xúc và hành động của đám đông đều có khả năng “lây nhiễm”. Việc đưa tiếng cười của khán giả vào chương trình giải trí trong quá trình biên tập cũng là một cách tận dụng khả năng lan truyền của tâm lý đám đông. Bởi vì chỉ cần nghe tiếng cười của người khác cũng có thể khiến chúng ta cười.

netizen tran vao tan cong trong tai bat chinh tran viet nam uae lai la tam ly dam dong - anh 0

Tâm lý đám đông xuất hiện theo cách này còn có đặc trưng là khả năng gợi ý (mức độ bị tác động bởi người khác) và tính quá khích. Khả năng gợi ý được định nghĩa là tính cách dễ bị ảnh hưởng bởi gợi ý của người khác, hoặc chấp nhận ám thị của người khác, rồi phản ánh ý kiến hoặc thái độ của bản thân. Vì tâm lý đám đông mà cá nhân bị mất đi nhận thức, cá tính của bản thân và phục tùng ám chỉ của người xúi giục, kích động. Giống như bị điều khiển bởi nhà thôi miên vậy. Một đặc điểm khác của tâm lý đám đông là sự quá khích.

Giáo sư Seo nói rằng: “Việc đưa ra quyết định thông qua tâm lý đám đông có xu hướng được thực hiện một cách quá khích. Vì quyết định thuộc về đa số nên trách nhiệm cũng được phân tán. Nếu tính ẩn danh nghiêm ngặt thì lại càng nghiêm trọng hơn”. Sự quá khích của tâm lý đám đông có thể gây ra nhiều sự kiện tiêu cực, nguy hiểm trong xã hội. Trong lịch sử, Đức Quốc xã (nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc Xã) là một ví dụ điển hình. Những sự kiện đầy bi kịch như vụ thảm sát người Do Thái xảy ra vào thời điểm đó là bằng chứng cho thấy rõ ràng tính quá khích của tâm lý đám đông và đặc điểm mất khả năng phán đoán lý tính dưới sự chi phối của tâm lý đám đông.

netizen tran vao tan cong trong tai bat chinh tran viet nam uae lai la tam ly dam dong - anh 0

SNS có "thoái hóa" đến mức trở thành công tụ tạo ra tâm lý đám đông?

Giáo sư Lim cho rằng khó để có thể nói như vậy. Bởi vì đặc tính của phương tiện truyền thông là thông tin được lưu thông với tốc độ nhanh chóng tới nhiều người nên nếu thông tin sai lệch được lan truyền trên SNS thì thông tin đính chính của nó cũng sẽ nhanh chóng lan rộng, vì vậy không nhất thiết phải coi SNS là công cụ tạo ra tâm lý đám đông tiêu cực.

Tốc độ truyền tải và tái tạo thông tin trên SNS quá nhanh dẫn đến thông tin bị “tam sao thất bản”. Nhiều thông tin dù không phải là sự thật nhưng nếu gặp phải tâm lý bầy đàn, cũng sẽ được tin là sự thật. Ngoài ra, tính ẩn danh của SNS cũng là yếu tố khiến mặt tiêu cực của tâm lý đám đông thể hiện rõ hơn. Nhiều trường hợp không biết ai là người đã lan truyền tin đồn trên SNS, vì vậy, ngay cả khi thông tin không đúng sự thật bị lan truyền, cũng khó để có thể tìm người chịu trách nhiệm về việc này.

netizen tran vao tan cong trong tai bat chinh tran viet nam uae lai la tam ly dam dong - anh 0

Để tâm lý đám đông không đi theo khía cạnh tiêu cực, cần phải tự nhận thức về tâm lý đám đông và tự kiểm điểm bản thân. Giáo sư Seo khuyên rằng: “Rõ ràng việc tham khảo ý kiến của nhiều người rồi đưa ra ý kiến của bản thân là một việc làm hữu ích. Và mạng xã hội vốn dĩ cũng là một công cụ mang chức năng tích cực là chia sẻ những thông tin lành mạnh đến mọi người. Việc chúng trở thành vấn đề là do chúng ta quá nhanh chóng tin rằng những thông tin trên SNS đều là sự thật. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng hơn khi đưa ra đánh giá, đặc biệt là khi cần phải phê phán”.

Tạm kết

Sau khi nhận hai bàn thua trong hiệp 1, một trong số đó là quả penalty thì lập tức cổ động viên Việt Nam như một thói quen đã tràn vào Facebook trọng tài chính Ali Sabah thả phẫn nộ và có những lời lẽ chế nhạo vị trọng tài này. Đừng ngoài cuộc của sự chỉ trích, không ít người lên tiếng cỗ vũ: "Hãy là một người hâm mộ và một cộng đồng mạng văn minh"

Cuối cùng, việc có bị cuốn vào tâm lý đám đông hay không phụ thuộc vào mỗi người. Vì vậy, khi đưa ra ý kiến hay quyết định, chúng ta nên xem xét kỹ xem liệu thiểu số có bị thiệt hại bởi tâm lý đám đông và liệu chúng ta có quá bảo thủ ý kiến của bản thân hay không.

Việt Nam làm nên lịch sử dù chưa hết trận đấu với UAE, fan Việt đồng lòng cảm ơn... Úc

Thua UAE, đội tuyển Việt Nam vẫn vào vòng loại 3 World Cup: May mắn hay thực lực?

Hơn cả một kết quả thắng thua, đây là lúc Việt Nam khẳng định bản lĩnh ở tầm châu lục!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ