Điều gì khiến một người thiếu khả năng đồng cảm với người khác?

Dịch bệnh, cuộc sống đôi lúc trở nên ngột ngạt, nhiều lo toan làm chúng ta khó lòng thông cảm, khả năng đồng cảm với người khác mất dần.

Những ngày dịch bệnh diễn ra, cuộc sống như chậm lại khi ai ai cũng phải ở nhà, tù túng và có phần cuồng chân. Ở nhà nhiều cũng là lúc dễ làm chúng ta trở lên cáu bẩn, dễ cọc tính, chuyện nhỏ cũng trở thành điều không vừa mất, chúng ta dễ dàng bực nhọc với những người xung quanh? 

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khiến một người thiếu khả năng đồng cảm hay từ chối đồng cảm với người khác. Hiểu được lý do có thể giúp chúng ta định hướng suy nghĩ và thái độ của chính mình, đặc biệt là khoảng thời gian vô cùng khó khăn này, sự đồng cảm là một liều vaccine hiệu quả về mặt tinh thần.

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Khi bắt đầu đi làm, sẽ có những lúc bạn gặp phải những người thiếu khả năng đồng cảm một cách lạ thường. Nhìn chung, khi cấp trên thiếu khả năng đồng cảm thì các nhân viên cấp dưới thường có nhiều nỗi khổ trong lòng hơn, nhưng việc giao tiếp với những người như vậy, bất kể cấp bậc, là một việc rất vất vả. 

Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn không mong đợi sự đồng cảm trong những cuộc trò chuyện riêng tư hay trong cuộc sống hằng ngày. Đồng nghiệp là những người làm việc cùng chúng ta đến một lúc nào đó chứ không phải là bạn đời của chúng ta. Vì vậy, nếu không phải là mối quan hệ có thể đồng cảm về mặt riêng tư thì cũng không phải là vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên, khi làm việc cùng nhau, việc thiếu khả năng đồng cảm sẽ khiến mọi người áp lực hơn nhiều. Giả dụ như cả đội đang phải chạy xuôi chạy ngược vì một dự án gấp, nhưng một người nào đó lại nói rằng người ấy đã hoàn thành phần việc của mình và điềm tĩnh chào mọi người ra về thì thật khó để những người khác không thấy lấn cấn trong lòng. 

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Đúng là ở trong công ty, mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm riêng nhưng suy cho cùng, công việc chính là việc mọi người cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành. Trong quá trình đó tất nhiên sẽ phát sinh ra cảm xúc và trong những cuộc giao tiếp vì công việc đương nhiên cũng bao gồm việc chia sẻ những cảm xúc ấy.

Tuy nhiên, rất khó để chia sẻ cảm xúc đó với những người thiếu khả năng đồng cảm. Vì thế mà khó khăn trong giao tiếp dẫn đến giảm hiệu suất trong quá trình xử lý công việc và còn có thể xuất hiện những việc khiến mọi người thấy khó chịu trong lòng. 

Những người bị "chỉ trích" là thiếu khả năng đồng cảm lại cho rằng "Không phải chỉ cần làm tốt công việc mà mình đảm nhận là được sao?". Thậm chí họ còn chấp nhận một cách thờ ơ với những chỉ trích đó. Đối thoại không chỉ đơn thuần là trao đổi lời nói mà còn là hành vi trao đổi qua lại cảm xúc của người nói. Nếu một bên từ chối phản hồi cảm xúc thì cuộc trò chuyện sẽ không thể diễn ra suôn sẻ. 

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Vậy điều gì bên trong họ khiến họ không thể hiện cảm xúc của bản thân hay không đồng cảm với người khác?

Sự không thích và ghét

Bạn thường dễ dàng đồng cảm với những lời nói hoặc hành động của người mà bạn thích và có cảm tình, vì sự đồng cảm có thể khiến mối quan hệ trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Hay nói ngược lại, bạn sẽ không muốn đồng cảm với những người mà bạn không thích. Việc càng ghét một người thì càng không muốn đồng cảm với người đó là một chuyện hoàn toàn bình thường. 

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Nhân viên có khả năng đồng cảm kém có thể là do họ ghét đồng nghiệp hoặc ghét bộ phận ghét công ty. Có thể họ không đồng cảm vì họ ghét hoặc họ không muốn làm như vậy. Nhưng điều này khác với việc không có tình cảm. Ngay cả khi không có tình cảm, bạn vẫn có thể chia sẻ những cuộc trò chuyện cảm xúc. 

Những người làm việc cùng nhau không có lý do gì để đến mức không nỡ đồng cảm nhẹ nhàng với nhau. Hơn thế, sự đồng cảm đó còn đóng vai trò là "chất bôi trơn" trong môi trường công sở. 

Yêu bản thân quá mức

Những người quá yêu bản thân cũng thường thiếu khả năng đồng cảm. "Yêu bản thân quá mức" mà chúng ta nói đến ở đây cũng gần tương tự như chủ nghĩa ái kỷ (narcissism) hay rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD).

Những người yêu bản thân quá mức thường không quan tâm đến thế giới bên ngoài và tất nhiên, họ cũng không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Thái độ này không được tạo ra bởi ý chí mà xuất hiện theo cơ chế tinh thần được xây dựng bởi sự yêu bản thân quá mức. Đó là hành động tự nhiên và đương nhiên đối với bản thân. Đây là lý do tại sao bạn có thể thờ ơ trước những chỉ trích của người khác. 

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Đặc biệt, trong trường hợp cấp trên yêu bản thân quá mức, sự thờ ơ của họ với cấp dưới được thể hiện bằng sự "kiêu ngạo". Sự kiêu ngạo xuất phát từ cảm giác vượt trội về địa vị của bản thân, khiến họ cho rằng sự tồn tại của nhân viên là những sự tồn tại bất thường. Những cấp trên như vậy sẽ không quan tâm đến cảm xúc của nhân viên. 

Nên phân biệt rõ ràng giữa việc yêu bản thân quá mức và chủ nghĩa vị kỷ. Chủ nghĩa vị kỷ có đồng cảm với người khác, chỉ là họ không làm những việc không có lợi cho bản thân mà thôi. Nói một cách dễ hiểu thì người vị kỷ sẽ thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói "Đột nhiên việc ập đến chắc mọi người sẽ vất vả lắm…" nhưng sau đó sẽ kết thúc bằng câu "Nhưng đó không phải việc của tôi".

Vấn đề về sự thông minh

Thiếu khả năng đồng cảm có thể là vấn đề về trí tuệ. Đây không phải là một điều mỉa mai. Vì đồng cảm là điều dễ nói nhưng không phải là điều diễn ra dễ dàng như những gì bạn muốn. Để có thể đồng cảm với người khác, bạn cần phải phân tích hoàn cảnh của đối phương và sử dụng tất cả kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân để suy đoán gián tiếp cảm nhận của họ. 

dieu gi khien mot nguoi thieu kha nang dong cam voi nguoi khac - anh 0

Trong khi trò chuyện, đôi khi chúng ta cần phải phân tích tình huống thông qua những cử chỉ của đối phương để hiểu được cảm xúc của họ. Đây là một quá trình rất hợp lý và logic. Trí tuệ không chỉ rất cần thiết mà còn rất quan trọng. Nói một cách đơn giản, nếu không thông minh thì cũng sẽ rất khó để đồng cảm.

Tóm lại, trong cuộc sống công sở, những người thiếu khả năng đồng cảm hoặc từ chối đồng cảm có thể thuộc vào ba nhóm nguyên nhân trên. Một người thường không dễ dàng thay đổi khuynh hướng sống của bản thân. Cũng không có cách giải quyết nào cụ thể bởi chúng ta mới chỉ dừng lại ở bước "đoán" suy nghĩ trong họ.

Tuy nhiên, so với việc không biết lý do mình bị đánh thì biết tại sao người ta lại định đánh mình cũng khiến chúng ta đỡ cảm thấy bức bối hơn. Hiểu được lý do có thể giúp chúng ta định hướng suy nghĩ và thái độ của chính mình.

Cuộc sống được đo bằng cảm xúc hay đong đếm bởi thời gian?

Thấu hiểu sự phẫn nộ trong bạn để kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Những biện pháp giảm áp lực tâm lý trong phòng thi

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ