Làm thế nào để ngừng "nói xấu" bản thân?

Tự nói chuyện với bản thân (self-talk) chỉ thật sự tốt khi bạn không lan man.

Độc thoại là việc bạn nói ra thành lời hoặc suy nghĩ trong đầu những câu đàm thoại với chính bản thân mình lúc tỉnh táo. Bạn có thể đặt ra cho mình muôn vàn câu hỏi khác nhau và tự mình đưa ra đáp án. Tự vấn một cách tích cực sẽ khiến tinh thần của bạn trở nên phấn chấn và giúp bạn đưa ra các quyết định chắc chắn hơn.

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Ngoài ra, khi tự đàm thoại, việc sử dụng sắc giọng nhẹ nhàng và những câu chuyện mang tính tích cực không chỉ giúp bạn trở nên tự tin hơn khi giao tiếp ngoài đời thực mà còn rất hữu ích cho việc rèn luyện ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi những câu hỏi có tính tiêu cực xâm chiếm tâm trí bạn, tinh thần của bạn ắt hẳn sẽ trở nên nặng nề và phần nào khiến cơ thể bạn cảm thấy uể oải hơn. 

Như thế nào là nói xấu bản thân? 

Đấy chính là lúc bạn tạo ra những cuộc trò chuyện mang thiên hướng tiêu cực về những gì bạn đã và đang trải qua. Những cuộc tự vấn này ngăn cản bạn tin vào bản thân mình, rằng bạn đang thất bại hoặc thua thiệt ai đó.

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Những suy nghĩ tưởng chừng như rất nhẹ nhàng: "Mình làm sai chỗ này rồi. Đúng là mình không giỏi mảng này" rất dễ trở thành những câu hỏi khiến bản thân bạn cảm thấy ngờ hoặc về bản thân như: "Lúc trước mình chọn ngành kia thì có phải tốt hơn không? Mình có nên xin rời dự án này không?" 

3 ảnh hưởng xấu của việc tự vấn tiêu cực

Bạn có thể luôn cảm thấy lo lắng và chán nản

Cuộc đàm thoại với bản thân sẽ trở nên u ám hơn nếu trong cuộc trò chuyện đó xuất hiện nhân vật được xem là một "nhà phê bình nội tâm". Chúng ta ai cũng có riêng cho mình nhân vật này trong tâm trí, kẻ luôn khiến ta cảm thấy có lỗi và tự xem thường bản thân.

Việc tin vào những lời chỉ trích của "tên phê bình" này sẽ khiến bạn trở nên lo lắng, nhụt chí khi đứng trước các quyết định của mình. Việc loại bỏ nhân vật xấu xí này khỏi tâm trí là một điều cần thực hiện sớm trước khi những cuộc tự đàm thoại của bạn trở nên tiêu cực hơn. 

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Bạn có thể bị mắc kẹt trong một vòng lặp tiêu cực

Một khi bạn tự hạ thấp bản thân mình thì sẽ rất khó để bạn có thể tin vào khả năng của mình một lần nữa. Đôi khi kết quả của việc này sẽ khiến bạn bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn, nơi mà những suy nghĩ của bạn cứ đua nhau lặp đi lặp lại mà không thể đưa ra một quyết định cuối cùng.

Khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của vòng lặp, bạn có thể thử viết ra những gì mình đang suy nghĩ, hay tìm một ai đó mà bạn luôn cảm thấy an toàn khi ở bên để giải bày. 

Bạn có thể sẽ đánh mất những cơ hội quý báu

Việc liên tục hoài nghi về bản thân sẽ hạn chế việc bạn bộc lộ những khả năng mà mình luôn có. Nếu bạn luôn cho rằng bản thân là một kẻ thất bại, bạn chắc chắn sẽ bỏ lỡ những cơ hội để bản thân có thể thử sức ở những việc nằm trong khả năng của bạn. 

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Ví dụ, khi bạn luôn nghi ngờ bản thân không thực sự tốt để tìm được một người bạn đời vì ngoại hình hoặc tính cách, bạn có thể sẽ bỏ lỡ những cánh cửa đã từng rộng mở chào đón bạn. Tự nói xấu bản thân không chỉ đem đến những điều tồi tệ ở hiện tại mà còn cả ở tương lai. 

Làm thế nào để ngưng nói xấu chính mình? 

1. Tránh suy đoán lan man

Hôm nay bạn làm sai một bài tập, không đồng nghĩa bạn luôn làm sai trong suốt quá trình học tập của mình. Những suy nghĩ tiêu cực dù nhỏ đến đầu đều có thể trở thành chất xúc tác cho những cảm giác tồi tệ. Hãy tập cách suy nghĩ rõ ràng và tích cực hơn.

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

2. Hãy trả lời như cách bạn đang giúp đỡ người khác

Tương tự như việc giúp cô bạn vượt qua thời gian khó khăn giữa bộn bề công việc và nuôi con. Chắc chắn bạn sẽ không bảo cô ấy là một người thất bại, không biết cách quản lý mọi việc lớn nhỏ. Vậy tại sao bạn lại trách móc bản thân khi không làm được việc. Thay vào đó hãy suy nghĩ: "Mình có thể làm tốt hơn vào lần sau".

3. Tự nhắc bản thân về những thế mạnh và thành tựu của bản thân

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn được ai đó khen ngợi. Nếu bạn không dành thời gian nghĩ về những thành công của mình thì các ký ức về những gì bạn đạt được sẽ dễ trôi vào quên lãng. Khi bạn thực sự có thể tán thưởng bản thân, bạn sẽ không còn phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài để cảm thấy bản thân mình đáng trân trọng. 

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

4. Hít thở thật sâu và suy nghĩ tích cực trong 12 giây

Khi bạn lo âu hay căng thẳng, những câu hỏi tiêu cực thường dễ xuất hiện trong đầu. Do đó, hãy hít thở thật sâu để tâm trí bạn được trở lại trạng thái cân bằng. Khi thực sự bình tĩnh, lý trí bạn sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. 

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Một nghiên cứu của Nhà Thần kinh học, Tiến sĩ Rick Hanson chỉ ra rằng não bộ của chúng ta có thể sản sinh ra những kết nối giữa các nơtron trong vòng 12 giây. Vậy nên hãy nhắm mắt lại và hít thở đều trong 12 giây suy nghĩ về những điều tích cực như về những đứa bạn thân, anh người yêu, chú cún ngoe nguẩy đuôi… để tâm trí ổn định hơn.

5. Thay đổi góc nhìn của bản thân

Hãy nghĩ về những khía cạnh tươi sáng của vấn đề mà bạn đang đối mặt. Biết đâu những cơ hội bất ngờ lại ập đến khi bạn không để bản thân mình chùn bước 

lam the nao de ngung noi xau ban than - anh 0

Điều quan trọng cần lưu ý là việc tự nói chuyện với bản thân không thật sự nguy hiểm. Thông thường, chúng ta bắt đầu nói chuyện với chính mình bởi vì chúng ta đang cảm thấy một số loại cảm xúc, chẳng hạn như chúng ta tức giận, hồi hộp, hoang mang, lo lắng hoặc chỉ đơn giản là cố gắng tập trung.

Do đó, hãy tập cách tạo ra những cuộc độc thoại tích cực hơn nhất là trong thời điểm khó khăn mùa đại dịch này. 

Alo Gen Z nghe rõ trả lời: Đây là những lời bạn cần nói với bản thân mỗi ngày!

Người hướng ngoại và người hướng nội làm gì khi bị kẹt trong nhà mùa dịch?

Không biết bản thân thích gì đôi khi cũng là một "lợi thế"!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ