Không có người sếp nào "tự nhiên" thấy ghét cấp dưới của mình?

Thích một người có thể không cần lý do, nhưng ghét một người chắc chắn có lý do.

Trong quá trình làm việc, có thể sẽ có những lúc chúng ta bị cấp trên ghét. Cấp trên cũng là con người nên đương nhiên cũng có những cảm xúc bình thường như bao người khác. Vì vậy, không có gì lạ khi cấp trên ghét một ai đó. Tuy nhiên, khi sự ghét bỏ ấy diễn ra trong khoảng thời gian dài, mà người bị ghét lại là một nhân viên cấp dưới, thì quả thật sẽ không có gì khó xử bằng.

Không có sự ghét bỏ nào không có lý do

Bởi cảm xúc ghét đó không mang tính công kích như phẫn nộ hay thù hận mà nó chỉ là cảm giác không hài lòng hay chướng mắt với hành vi hoặc bộ dạng của bạn. 

Hơn nữa, cấp trên cũng không giải thích cho nhân viên tại sao lại ghét họ. Lý do rất đơn giản. Cấp trên được tổ chức trao quyền hạn và trách nhiệm công, họ phải xử lý công việc và quản lý nhân viên dựa trên quyền hạn và trách nhiệm đó.

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Nếu họ để xen vào công việc cảm xúc cá nhân như ghét một ai đó thì ranh giới giữa công và tư sẽ bị phá vỡ. Nếu không giữ được ranh giới này, họ sẽ bị đánh giá là không công bằng hay vô lý. Do đó, cấp trên luôn phải chứng minh bản thân họ không để cảm xúc cá nhân can thiệp vào việc thực hiện quyền hạn công và làm tròn trách nhiệm. 

Chính vì vậy mà nhân viên cấp dưới bị ghét cảm thấy rằng họ "bị ghét mà không có lý do". Thích một người có thể không cần lý do, nhưng ghét một người chắc chắn có lý do. Và tất nhiên sẽ có lý do khiến cấp trên ghét cấp dưới của mình. 

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Những kiểu cấp dưới thường bị cấp trên "ghét"

Lý do phổ biến nhất khiến cấp trên ghét cấp dưới là do "thái độ ngạo mạn" của nhân viên. Theo kết quả khảo sát của một trang web cổng thông tin việc làm, "nhân viên ngạo mạn, không biết trên biết dưới" được các cấp trên chọn là top 1 trong số những kiểu nhân viên tệ nhất. Mỗi cá nhân sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau về thái độ ngạo mạn. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ kỹ ý nghĩa của biểu hiện "ngạo mạn" thì bạn sẽ có thể hiểu tại sao cấp trên lại ghét những cấp dưới có thái độ như vậy. 

"Ngạo mạn" có nghĩa là làm ra vẻ giỏi giang, nhưng đồng thời cũng mang nghĩa tỏ thái độ hạ thấp người khác. Chính thái độ ngạo mạn của cấp dưới khiến cấp trên cảm thấy nhân viên không công nhận vị trí của mình. Ngay cả trong các mối quan hệ ngang bằng, chúng ta cũng dễ phát sinh ác cảm nếu ai đó xem thường hoặc khinh thường chúng ta. Huống hồ lại cảm nhận được người khác không công nhận địa vị chính thức của mình thì việc trở nên ghét ai đó cũng khá dễ hiểu. 

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Những hành động "không biết điều" của cấp dưới trong suy nghĩ của cấp trên thực ra cũng chỉ đến từ những việc làm nhỏ nhặt thôi. Chẳng hạn như nhân viên chạm mặt sếp trên đường đi làm nhưng lại không chào mà nhìn xuống đất và lướt qua, sếp gọi nhưng không thấy trả lời, hoặc hoàn toàn giữ im lặng trước những câu hỏi cần câu trả lời, thờ ơ hoặc tỏ ra cau có khi bị khiển trách có lý.

Với tư cách là cấp trên thì khó có thể nổi giận hay thể hiện tâm trạng có chịu với những việc nhỏ nhặt như vậy, vì thế mà cuối cùng, họ trở nên "ghét ngầm" nhân viên. 

Kiểu cấp dưới dễ bị ghét thứ hai đó là những người "không làm việc chăm chỉ". Công sở không phải là nơi tập hợp mọi người để trò chuyện mà là nơi để làm việc, nhưng lại có những người không làm việc chăm chỉ. Không có người sếp nào lại thích những nhân viên giả bộ làm việc qua loa hay tan làm thật nhanh ngay khi hết giờ.

Và cũng rất ít cấp trên nào bỏ qua cho những nhân viên lặp đi lặp lại một sai lầm đã bị chỉ trích nhiều lần, đi làm muộn như cơm bữa, thay vì chịu trách nhiệm về sai lầm thì lại biện minh hay là thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm. 

Có thể hiểu rằng đây không phải là câu chuyện về thành quả công việc. Không làm việc chăm chỉ và thành tích công việc không có tiến triển là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Thành quả trong công việc là vấn đề của nhân viên làm việc đó, tuy nhiên, với lập trường là sếp, các cấp trên cho đó là trách nhiệm của họ trong việc quản lý nhân viên cấp dưới. Do đó, họ cho rằng việc theo sát, động viên và khuyến khích các nhân viên cấp dưới đạt được thành quả cũng là việc cần làm. Tuy nhiên, một nhân viên cấp dưới không cố gắng làm việc chăm chỉ sẽ khiến họ thất vọng.

Không chỉ vậy, cấp trên còn ghét những nhân viên "không làm tốt công việc mà chỉ để ý đến quyền lợi của bản thân". Kết quả trả lời đứng hạng nhất cho câu hỏi "Khoảnh khắc bạn cực kỳ ghét cấp dưới" được khảo sát bởi Career, cổng thông tin việc làm, là "khi nhân viên chỉ khẳng định quyền lợi, còn công việc thì dẹp sang một bên".

Những người làm việc không hẳn hoi và chỉ quan tâm đến phần của bản thân thì dù làm việc ở đâu cũng sẽ không tránh khỏi việc bị người khác ghét. Vì đó là thái độ vượt ra khỏi sự công bằng nên rất dễ bị chỉ trích. 

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Ngay cả những nhân viên hay "bất bình và bất mãn" cũng bị cấp trên ghét. Trong cuộc khảo sát được đề cập bên trên, "khi cấp dưới bất bình, bất mãn ở mọi chuyện" là câu trả lời xếp thứ hai trong số những khoảnh khắc khiến sếp ghét nhân viên cấp dưới nhất. Không tồn tại một môi trường làm việc nào hoàn hảo đến mức không xuất hiện một lời phàn nàn. 

Không chỉ vậy, vì mỗi người có giá trị quan và suy nghĩ khác nhau nên việc có bất mãn về công việc cũng cũng không phải là vấn đề gì bất thường. Tuy nhiên, những người bất bình và bất mãn ở mọi chuyện như một thói quen sẽ khiến những người xung quanh mệt mỏi. 

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Cấp trên cũng là một nhân viên nên họ cũng có suy nghĩ như vậy. Ngược lại, với tư cách là sếp, họ còn khó chịu hơn. Cấp trên là vị trí phải giải quyết những bất bình và bất mãn phát sinh trong tổ chức. Vì vậy, họ cảm thấy như bị phê phán khi nhân viên liên tục thể hiện sự bất mãn

3 tình huống khiến cấp trên bạn không thích chút nào

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác khiến cấp trên ghét nhân viên cấp dưới. Và những tình huống mà cấp trên không thích nhân viên cấp dưới chút nào có thể chia thành ba kiểu như sau:

Thứ nhất, khi cấp trên cảm thấy quyền hạn của mình không được công nhận. 

Cấp trên cho rằng những nhân viên có thái độ ngạo mạn, không thay đổi dù nhiều lần góp ý, liên tục vi phạm quy tắc dù đã bị cảnh cáo hay không làm theo chỉ thị là thể hiện ý không công nhận quyền lực của họ. Người ta thường gọi đó là những việc làm tổn thương lòng tự trọng và những nhân viên như vậy rất dễ bị ghét. Đặc biệt, trong trường hợp cấp trên là một người thuộc chủ nghĩa uy quyền thì họ sẽ cực kỳ ghét nhân viên cấp dưới.

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Thứ hai, khi cấp trên đối mặt với sự phê phán.

Phê phán là hành vi "thúc giục" người khác thừa nhận và kiểm điểm về những sai sót, lỗi lầm của họ. Cũng chính vì vậy mà hành vi này có thể khiến người khác cảm thấy tự ti. Mà tự ti lại chính là sự tổn thương trong lòng. Để điều trị vết thương đó, người ta cố gắng sửa lỗi, cải thiện những sai sót để biến sự mặc cảm đó thành cảm giác vượt trội. Nghĩa là họ sử dụng sự tự ti đó như một nguồn năng lượng tích cực.

Tuy nhiên, nếu họ liên tục bị phê phán mà không có thời gian để cải thiện và cứu vãn thì họ sẽ chỉ cảm thấy tổn thương mà thôi. Và kết quả là họ sẽ trở nên ghét và muốn tránh xa những người tổn thương mình.

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Thứ ba, khi cấp trên bị nhân viên chỉ trích bằng cách nói xấu sau lưng.

Không giống như phê phán, sự chỉ trích mang tính công kích nhiều hơn. Chỉ trích là hành vi tấn công khuyết điểm của đối phương và làm tổn thương họ. Vì thế mà dù đúng hay sai thì những người bị chỉ trích sẽ luôn bị tổn thương một cách vô điều kiện. Trong cuộc sống nơi công sở, nói xấu sau lưng là hành vi chỉ trích tiêu biểu.

Là một người có cấp bậc cao hơn, những người cấp trên sẽ càng thấy khó chịu khi đối tượng chỉ trích mình lại là những người có vị trí thấp hơn mình.

khong co nguoi sep nao tu nhien thay ghet cap duoi cua minh - anh 0

Cảm giác thấy ghét ai đó là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của con người. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc hợp lý hóa một cách dễ dàng rằng sếp vô duyên vô cớ ghét mình khi không biết biết cấp trên nghĩ gì. Cấp trên cũng chỉ là con người mà thôi nên nội tâm của họ sẽ có thể khác biệt đến nhường nào chứ? Nếu bạn chăm chỉ quan sát sếp trong thầm lặng, tin rằng bạn sẽ có thể tìm thấy câu trả lời mà thôi. 

Sếp theo dõi mạng xã hội của tôi, đó có phải là lộng quyền?

Cứ 10 doanh nghiệp thì có 4 doanh nghiệp "không hài lòng với nhân viên Gen Z"

Thấu hiểu sự phẫn nộ trong bạn để kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Động cơ nào "xúi giục" ma cũ bắt nạt ma mới?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ