Sức mua gia tăng, siêu thị đông kín người, có lẽ là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong thời điểm dịch bùng phát như thế này.
Dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm. Bạn hẳn cũng đã thấy việc đi mua nhu yếu phẩm cần thiết trong thời điểm này cũng khó khăn hơn bao giờ hết. Khi thành phố có chỉ thị giãn cách cách đây hơn 2 tuần trước và 19 tỉnh phía Nam có chỉ thị giãn cách cách đây 2 ngày thì người dân đổ xô từ các chợ, siêu thị đến tạp hóa nhỏ lẻ để kịp đi mua đồ dự trữ cho mùa giãn cách.
Mua nhu yếu phẩm, một việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại khó khăn hơn bao giờ hết trong hoàn cảnh "nhà nhà đi mua, người người đi sắm".
Mặc dù có người đã mua hình như đủ hết các nhu yếu phẩm cần thiết nhưng điều đó cũng không thể tránh khỏi tâm lý đám đông khi có quá nhiều người đổ xô đi mua mà dự trữ càng nhiều thì càng tốt. Vậy người dân đã có thực sự hiểu rõ khái niệm "dự trữ" là như thế nào?
Nội dung liên quan
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số người chưa thật sự hiểu rõ khái niệm "dự trữ" là như thế nào?
Các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế đã xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn đối với nhiều người khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Tuy nhiên, điều này xuất hiện khá bình thường. Nhưng dịch bệnh đã ảnh hưởng đến một vấn đề khá phổ biến nhưng bị nhiều người hiểu sai khái niệm - dự trữ. Vấn đề được chú ý ở đây là mọi người đổ xô đi mua các vật dụng thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay, hàng hóa khi bắt đầu có chỉ thị giãn cách xã hội.
Mục tiêu của dự trữ là để tạo ra một khoản dự trữ trong trường hợp có nhu cầu sử dụng trong tương lai. Ví dụ, những người ở khí hậu lạnh có thể dự trữ củi để làm lò sưởi. Tương tự, những người sống ở Đông Nam Hoa Kỳ có thể tích trữ xăng và nước trong mùa bão. Điều đó nói rằng, dự trữ có thể là quá mức.
Tuy nhiên, trong lúc dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ trở lại, người dân lại đổ xô đi mua các nhu yếu phẩm cần thiết do hiệu ứng tâm lý đám đông. Điều này chứng tỏ rằng, nhiều người đã hiểu sai khái niệm về "dự trữ" và "rối loạn tích trữ". Rối loạn tích trữ là khi một người mua quá nhiều vật phẩm và cất nó giữ nó một cách hỗn loạn, gây ra sự lộn xộn khi số lượng món đồ vượt quá tầm kiểm soát. Khác với người tích trữ, người dự trữ vẫn có khả năng loại bỏ những món đồ không cần dùng đến nữa.
Trớ trêu thay, phương tiện truyền thông càng chú ý nhiều hơn đến việc dự trữ thì nhiều người lại kéo nhau dự trữ bổ sung
Trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc dự trữ quá mức có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu quốc gia. Trớ trêu thay, phương tiện truyền thông càng chú ý nhiều hơn đến việc dự trữ thì nhiều người lại kéo nhau đi mua.
Khi mạng xã hội đăng tải hình ảnh người người xếp hàng ở bách hóa xanh, người dân chen nhau ở siêu thị, hay người ta truyền tai nhau câu chuyện "nhà ông kia mua 10 bao gạo, 20 trứng, 5 thùng mì để trữ chống dịch" thì việc thúc đẩy mua hàng lại thôi thúc hơn bao giờ hết. Quy chung lại, đây cũng là một phần trong hiệu ứng đám đông đánh vào tâm lý sợ hết của mọi người.
Những ngày bắt đầu giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, việc dự trữ các nhu yếu phẩm là hiện tượng tâm lý bình thường trong thời điểm 'bất thường" như thế này. Trong khi dự trữ là một việc được lên kế hoạch thì việc mua hoảng loạn là một phản ứng bốc đồng và tạm thời đối với sự lo lắng do một cuộc khungr hoảng sắp xảy ra. Các mặt hàng, ngay cả khi không cần thiết, có thể được mua đơn giản vì chúng có sẵn trên các kệ hàng.
Tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi hiệu ứng tâm lý đám đông, mọi người vẫn sẽ mua nhiều hơn miễn là mọi người đang còn lo lắng hay bất an trước một hiện tượng nào đó. Nhất là trong lúc việc ra đường khó khăn như thế này, nếu người khác đang dự trữ, nó sẽ dẫn đến việc bạn sẽ có hành vi tương tự. Hệ lụy của vấn đề này là một số cơ sở lợi dụng để tăng giá, ép giá người mua. Đồng thời làm mất cân bằng cung-cầu và sự thiếu hụt hàng hóa "người này thiếu, người kia dư".
Đừng để tâm lý dự trữ mùa dịch của một cá nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng
Là một công dân yêu nước, ngay lúc này, mỗi một cá nhân nên thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, đề cao tinh thần cảnh giác, phòng chống dịch bệnh nhưng trên hết hãy giữ được sự bình tĩnh, tránh lo âu hay hoảng sợ. Và việc đơn giản nhất là không nên đổ xô đi mua lương thực thực phẩm tích trữ với tâm lý giãn cách thì không thể đi mua được đồ ăn.
Bởi lẽ, nếu tập trung quá đông người tại một không gian nhỏ sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đồng thời việc chen nhau để mua thực phẩm dự trữ sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của tất cả mọi người.
Nguồn: TH&PL