Mạng xã hội đang trở rất phát triển với ước tính khoảng 3,6 tỉ người dùng trên toàn cầu, và con số này dự kiến sẽ tăng đến gần 4,5 tỉ vào năm 2025.
Và dù mạng xã hội cơ bản đã thay đổi cách chúng ta liên lạc với nhau, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, bằng chứng cũng chỉ ra rằng mạng xã hội có thể góp phần vào các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt trong nhóm dân số trẻ.
Liệu mạng xã hội có gây trầm cảm?
Mạng xã hội không trực tiếp gây trầm cảm, nhưng nó có thể tạo điều kiện cho các thói quen làm điều đó. Khi gắn liền với mạng xã hội, con người ta dễ dàng thức quá khuya, trở nên phân tâm và lơ là trách nhiệm.
"Sự góp phần của mạng xã hội vào những điều đó - và ngoài những điều đó - cũng góp phần vào chứng trầm cảm”, bác sĩ Lea Lis, một nhà tâm thần học đã được chứng nhận bởi Hội đồng với thực hành nghiên cứu lâm sàng ở Southampton, New York, cho biết.
Trong một nghiên cứu lớn ở Canada năm 2019 về các học sinh lớp 7, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ mỗi giờ dành cho mạng xã hội, các triệu chứng trầm cảm - như cảm thấy cô đơn, buồn bã, tuyệt vọng - đều tăng lên đáng kể.
Và dù nghiên cứu không thể chứng minh rằng mạng xã hội gây ra trầm cảm nhưng cũng đã kết luận rằng việc sử dụng mạng xã hội nên được điều chỉnh để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu vấn đề này. Dưới đây là một số lý do vì sao các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học cho rằng mạng xã hội và chứng trầm cảm có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Lý do mạng xã hội có thể góp phần gây nên trầm cảm
Dù mạng xã hội không trực tiếp gây nên trầm cảm, nhưng nó thúc đẩy các cảm xúc và hành vi có thể làm điều đó. Từ “doom scrolling” (tiêu thụ quá nhiều tin tức tiêu cực cùng lúc) đến thiếu hoạt động thể chất, đây là cách mà mạng xã hội có thể kích hoạt các triệu chứng trầm cảm.
Cảm giác bị cô lập: Mạng xã hội có thể giúp trau dồi ý thức cộng đồng và dẫn đến những tình bạn lâu dài, nhưng nó cũng có thể gây ra “FOMO” (Fear Of Missing Out) - Hội chứng sợ bỏ lỡ.
"Bạn thấy người ta bên nhau, điều này có thể làm tăng cảm giác cô đơn, ghen tị, cảm thấy bị bỏ rơi và xa lánh”, Gail Saltz - Bác sĩ, Giáo sư dự bị khoa Tâm thần tại Bệnh viện New York Presbyterian thuộc Đại học Dược Weill Cornell cho biết. “Nó tạo cảm giác rằng bạn đang ở ngoài nhìn vào, không thể tham gia, không thể với tới, và sẽ làm bản thân xấu hổ nếu bạn vẫn cố”.
Một nghiên cứu lớn năm 2019 đã nghiên cứu tác động của mạng xã hội đối với nhận thức về sự cô lập xã hội ở sinh viên từ 18 đến 30 tuổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ mỗi 10% trải nghiệm tiêu cực tự mô tả trên mạng xã hội sẽ làm tăng 13% cảm giác bị cô lập.
Ngược lại, sự gia tăng 10% về trải nghiệm tích cực do bản thân mô tả trên mạng xã hội không khiến mọi người cảm thấy đỡ bị cô lập hơn. Do đó, mặc dù mọi người có thể có những trải nghiệm tích cực trên mạng xã hội, họ không nhất thiết làm dịu cảm giác tiêu cực về việc cô lập.
Doomscrolling: Mọi người có xu hướng nghĩ rằng nếu họ biết mọi thứ, họ có thể kiểm soát những gì xảy ra. Thật không may, niềm tin này thường dẫn đến việc lướt Twitter không ngừng hoặc rơi vào lỗ sâu trên Reddit với nội dung ảm đạm. Hành vi này được gọi khéo là doomscrolling, chỉ thói quen tiếp tục đọc tin tức trên internet ngay cả khi nó đang chán nản, buồn bã hoặc thất vọng. Doomscrolling có thể làm cái nhìn của bạn về thế giới càng chua chát thêm.
Aimee Daramus - Tiến sĩ Tâm lý học, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép có trụ sở tại Chicago, IL. cho biết: “Một trong những triệu chứng đau đớn nhất của bệnh trầm cảm là vô vọng. Nếu bạn đang xem nhiều tin tức hơn mức cần thiết, hoặc chú ý nhiều nhất đến nội dung tiêu cực, thì đúng vậy, nó sẽ góp phần gây ra trầm cảm”.
Thiếu ngủ: Dành thời gian trên mạng xã hội đòi hỏi bạn phải tỉnh táo, có khả năng muộn hơn cơ thể bạn mong muốn. Một nghiên cứu năm 2019 đã kiểm tra tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giấc ngủ của thanh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi. 70% học sinh lướt mạng xã hội hơn 5 giờ mỗi ngày đi ngủ sau 11 giờ đêm vào những buổi tối ngày đi học và thường gặp khó khăn trong việc trở lại giấc ngủ.
Saltz cho biết “Thiếu ngủ có thể làm tăng sự lo âu và làm tâm trạng xấu đi. Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ngủ không đủ có khả năng đem lại hoặc làm chứng trầm cảm trầm trọng thêm.
Bắt nạt qua mạng: Mạng xã hội cũng khiến phát sinh bắt nạng trên mạng, nơi những kẻ bắt nạt có thể vung ra những lời lăng mạ và tiêu cực đằng sau những cái tên người dùng ẩn danh giúp họ khó bị bắt chịu trách nhiệm. Trong một nghiên cứu lớn năm 2018 từ Trung tâm Nghiên cứu Pew, các thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi và cha mẹ của họ đã chia sẻ những kinh nghiệm về bắt nạt trên mạng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 60% bé gái và 59% bé trai đã trải qua một số hình thức bắt nạt trên mạng, cho dù đó là miệt thị hay lan truyền tin đồn nhảm. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, vì bắt nạt qua mạng có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ở học sinh.
So sánh bản thân với người khác: Mạng xã hội cũng khiến bạn dễ so sánh cuộc sống của mình với ai đó. Lis nói: “Mạng xã hội khiến chúng ta tin rằng mọi người đang sống trong một thế giới hoàn hảo hơn thực tế”.
Một nghiên cứu năm 2018 ủng hộ những tuyên bố này, khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên so sánh bản thân trên mạng xã hội và tìm kiếm phản hồi tích cực từ bạn bè đồng trang lứa có nhiều triệu chứng trầm cảm hơn những sinh viên không làm điều này. Việc này phổ biến hơn ở các sinh viên nữ và những người được coi là ít nổi tiếng hơn.
Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội đến sức khoẻ tâm thần?
Mạng xã hội có khả năng góp phần vào các triệu chứng trầm cảm, nhưng 4 mẹo này có thể giúp bạn lướt ít hơn và cảm thấy tốt hơn trong thời gian online.
Tắt thông báo: Thử tắt thông báo tất cả các ứng dụng - bao gồm cả email và tin nhắn. Lis cho biết, không có những thông báo nhắc nhở liên tục này, bạn có thể giới hạn thời gian dùng mạng xã hội.
Cài đặt giới hạn thời gian: Đặt giới hạn tần suất sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, cảnh báo sẽ xuất hiện khi bạn dùng quá thời gian đã định. Tuân theo các giới hạn này sẽ giúp bạn giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị.
Chọn lọc: Thay vì kết nối với tất cả mọi người trên mạng xã hội, Saltz đề xuất tập trung vào một vài mối quan hệ bền chặt. Sau đó, sắp xếp thời gian để gặp trực tiếp những người này, bên ngoài giới hạn kĩ thuật số.
Dùng mạng xã hội có ý thức: Tìm kiếm các nền tảng và tương tác tích cực, chẳng hạn như các ứng dụng thiền hoặc trò chuyện với một người bạn, ít dành thời gian theo dõi những người mà bạn cứ liên tục so sánh mình với họ như những người nổi tiếng hay người mẫu.
Mặc dù việc sử dụng mạng xã hội không trực tiếp gây ra trầm cảm, nhưng nó có thể làm tăng khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm bằng cách tăng cảm giác bị cô lập, thiếu ngủ và bắt nạt trên mạng. Nhận thức được bản thân trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau và nghỉ ngơi có thể giúp giảm thiểu những hậu quả tiêu cực này.
Nguồn: TH&PL