Đúng hay sai khi bình luận ác ý về người có lỗi trên "tòa án online"?

Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với các "tòa án online" trên các trang mạng xã hội nữa nhưng người làm sai có đáng nhận về những bình luận ác ý sau một "phiên xét xử"?

Tâm lý "Vì làm sai nên đáng bị chỉ trích" thể hiện bằng bình luận ác ý

Bàn về văn hóa "bình luận ác ý", giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Kwak Geum Joo cho biết: "Internet ngày càng phổ biến đồng nghĩa với việc chúng ta rất dễ dàng nhận ra ai đang bị chỉ trích vì điều gì bằng cách lướt thoáng qua mạng xã hội. Chính vì điều này mà 'tâm lý bầy đàn' xuất hiện và người ta cũng dần hợp lý hóa việc vì làm sai nên đáng bị chỉ trích". Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự lo ngại rằng: "Tuy nhiên, nếu cứ bị cuốn theo tâm lý bầy đàn thì chúng ta cũng sẽ dần mất đi khả năng kiềm chế và phê phán".

dung hay sai khi binh luan ac y ve nguoi co loi tren toa an online - anh 0

Và người nhận được bình luận ác ý bị thiệt hại nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng, thậm chí nhiều người đã bị trầm cảm và tự tử trước áp lực dư luận. Dường như không khó để có thể lấy ra những ví dụ điển hình của những vụ bạo lực mạng dẫn đến kết thúc khiến nhiều người tiếc nuối khôn nguôi, đặc biệt là ở một đất nước như Hàn Quốc, khi mà netizen được đánh giá là một cộng đồng "độc miệng", sẵn sàng dìm chết người bằng những lời chửi rủa độc ác. Cho đến giờ, sự ra đi của ca sĩ, diễn viên Sulli hay ca sĩ Jong Hyun của nhóm nhạc SHINee vẫn đau đáu trong tim bao người, bởi vì quá đau thương, bởi vì không ai trong họ xứng đáng phải chịu những sự độc địa, sự tàn nhẫn, áp bức về tinh thần như thế. Bệnh trầm cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng, họ lựa chọn cho mình sự giải thoát mãi mãi để không còn phải thấy khổ đau.

Ông Lim Woon Taek, giáo sư khoa Xã hội học tại trường Đại học Keimyung, chia sẻ: "Trong xã hội cạnh tranh mà ngày càng khó để người ta bao dung cho nhau dù là những lỗi nhỏ nhất như hiện nay thì vấn đề bình luận ác ý cũng ngày càng trở nên nặng nề hơn khi việc xác minh sự thật trên môi trường kỹ thuật số không hề dễ dàng".

Cuộc "Điều tra tình hình thực tế tạo lực mạng năm 2019" của Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc với 1500 người trưởng thành cho thấy tỷ lệ người từng bạo lực mạng tăng mạng từ 18,8% năm 2017 lên đến 32,5% năm 2019. 

dung hay sai khi binh luan ac y ve nguoi co loi tren toa an online - anh 0

Còn ở Việt Nam, có lẽ chưa có kết quả điều tra nào cụ thể, nhưng rõ ràng, mọi người có thể thấy rằng từ khi COVID-19 xuất hiện, cư dân mạng Việt Nam dường như dành nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội hơn trước đó rất nhiều. Cũng vì vậy mà những lượt bày tỏ cảm xúc, bình luận hay chia sẻ cũng tăng vọt. Sẽ không có gì đáng nói nếu "rảnh rỗi không sinh nông nổi". Hàng loạt các fanpage và group gắn mác anti được lập mới. Với quá nhiều sự việc tiêu cực và cái nhìn tiêu cực cho đến giờ, nhiều người tắc lưỡi, mẩm bảo: "Ở Việt Nam bây giờ, một là đi chửi người, hai là bị người chửi".

dung hay sai khi binh luan ac y ve nguoi co loi tren toa an online - anh 0
Trọng tài bắt chính trận Việt Nam - Indonesia nhận mưa gạch đá từ cư dân mạng 

Một ví dụ gần nhất có thể kể đến chính là một lượng không nhỏ người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã đổ xô vào tài khoản Facebook của người trọng tài trong trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia vào ngày 07/06 vừa qua để thể hiện sự bức xúc cá nhân bằng những lời lẽ xúc phạm đến tôn giáo của người trọng tài. Một hành động mà ai cũng có thể nhận xét rằng ấu trĩ và thiếu văn minh, ấy vậy mà nhiều người Việt vẫn làm từ mùa bóng này đến mùa bóng khác. 

Tỷ lệ người trưởng thành "bạo lực mạng" có xu hướng gia tăng

Như đã nói ở trên, tỷ lệ bạo lực mạng của người trưởng thành tăng một cách rõ rệt qua các năm. Đó là với những người trưởng thành, những người đã đủ chín chắn để suy luận đúng sai, còn với những thanh thiếu niên bồng bột mới lớn dễ lỡ lời sẽ ra sao khi người lớn không thể làm một tấm gương tốt để thế hệ sau noi theo? 

Khi bình luận ác ý bắt đầu xuất hiện và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, một vài cổng thông tin của Hàn Quốc như Naver và Daum đã bỏ chế độ bình luận dưới các mục tin tức giải trí và tin tức thể thao, nhưng vẫn còn nhiều không gian là nơi bình luận ác ý phát triển như các trang mạng xã hội, YouTube hay forum...

dung hay sai khi binh luan ac y ve nguoi co loi tren toa an online - anh 0

Có ý kiến ​​cho rằng cần phải có một số quy định pháp luật, đồng thời giáo dục để "diệt tận gốc" những bình luận ác ý. Ông Lee Jae Jin, giáo sư khoa Giao tiếp truyền thông tại trường Đại học Hanyang, cho biết: "Mức thiệt hại quá nghiêm trọng để đảm bảo rằng bình luận ác ý chỉ là quyền tự do ngôn luận. Trong trường hợp người dùng đăng tải bình luận có nội dung quá ác ý hoặc lặp lại nhiều lần, chúng ta cũng nên cân nhắc việc áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại làm hình phạt. Suy cho cùng, bình luận ác ý chính là vấn đề 'đạo đức kỹ thuật số', vì vậy, chúng ta cần tăng cường giáo dục để nuôi dưỡng đạo đức và năng lực cho thế hệ trẻ từ khi còn nhỏ".

Không chỉ Facebook, Instagram, đây mới là mạng xã hội đang dần lên ngôi trong lòng Gen Z

5 cách giúp chúng ta sử dụng mạng xã hội tích cực hơn

Top 5 câu nói điển hình khiến fan Kpop "phát cáu" khi nghe thấy

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ